Soi, kiểm tra tôm giống tại một doanh nghiệp ở Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận - Ảnh: ĐÔNG HÀ |
Yêu cầu ký quỹ trước khi chủ đầu tư nạo vét và đền bù khi xảy ra sự cố được đưa ra tại buổi làm việc với Viện Công nghệ môi trường, thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Theo một đại diện hiệp hội, nếu hoạt động nạo vét và nhận chìm được thực hiện chắc chắn hoạt động nuôi tôm giống sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, hiệp hội kiến nghị, chủ đầu tư phải xây dựng phương án đền bù và được cơ quan chức năng ký xác nhận trước khi nạo vét.
Đồng thời, chủ đầu tư cũng phải trực tiếp chịu trách nhiệm bồi thường khi có sự cố xảy ra và ký quỹ tại tỉnh Bình Thuận trước khi nạo vét.
Những người nuôi tôm Bình Thuận đều nhận định, việc nhận chìm chắc chắn ảnh hưởng đến thủy sinh và hoạt động nuôi tôm giống vì nạo vét sẽ làm tăng độ đục, tăng hàm lượng hóa chất độc hại.
Trên thực tế, cách đây vài năm khi các nhà máy nhiệt điện lấn biển xây dựng đã gây ra ô nhiễm và do thay đổi dòng chảy làm một số khu vực nuôi tôm bị sạt lỡ.
“20 năm qua, chưa bao giờ ngành tôm bị tác động bởi các yếu tố môi trường. Do đó, nếu hoạt động nhận chìm diễn ra và ngành nuôi tôm bị ảnh hưởng thì khi đó không thể kết luận nguyên nhân là do yếu tố tự nhiên, môi trường mà chính là do việc nạo vét gây ra”, một người trong Ban chấp hành hiệp hội tôm nói.
Xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), nằm hai bên nách của trung tâm nhiệt điện, có khoảng 100ha nuôi tôm giống của khoảng 60 doanh nghiệp, mỗi năm cung cấp ra thị trường 20-25 tỉ con tôm giống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận