Nhiều người còn khẳng định việc có lớp xếp 100% học sinh học lực yếu, kém là cần thiết và tốt cho tương lai của học sinh.
Phóng to |
“Thật tuyệt vì ở đây không nặng bệnh thành tích như mọi nơi. Không có bản lĩnh thì không làm được điều đó”, bạn đọc Võ Văn Nhân (nhanvan73@...) nhận xét. Bạn đọc tên Phước (giadinhminh2001@...) ủng hộ cách quản lý và làm việc của Trường Nguyễn Văn Cừ.
Theo bạn, việc phải thi lại hoặc thậm chí lưu ban thêm một năm là cách đánh giá chính xác năng lực và kiến thức hiện tại cho học sinh để từ đó điều chỉnh nhằm cải thiện trong thời gian tới, thay vì chạy theo thành tích cho lên lớp để rồi liệu năm sau và các năm tiếp theo con đường học tập kiến thức của các em sẽ ra sao?
Tôi hoàn toàn ủng hộ cách làm của nhà trường. Đây là phản ánh trung thực nhất chất lượng học sinh hiện nay. Cha mẹ nên cảm ơn nhà trường đã cho biết kiến thức thật của các em, từ đó phụ huynh kết hợp chặt chẽ với nhà trường hơn trong việc giáo dục con em mình. Bạn đọc Nguyễn Thị Kim Thủy (kthuy312@...) |
“Hãy để trường học làm đúng công việc của mình, đừng chạy theo thành tích nữa... Đừng quá mơ tưởng đào tạo nhân tài làm con em chúng ta sợ học, thích lêu lổng đi chơi và từ đó dẫn đến các tệ nạn khác” - bạn đọc Nguyễn Đức Toàn (giadinhnguyenduc@...) đặt vấn đề cần chấm dứt ngay chuyện chạy theo thành tích ảo mà hậu quả vô cùng tai hại đối với cả học sinh và xã hội.
Đồng tình với ý kiến này, bạn đọc Thanh Hải (thanhh63@...) nhấn mạnh: “Hãy đánh giá đúng học sinh để giúp các em tự tin đứng trên chân mình, không phải là chân thầy cô, vì các em đâu có “sống đời” trong vòng tay thầy cô đâu?”.
Ngoài việc bày tỏ sự đồng tình với Trường Nguyễn Văn Cừ, nhiều bạn đọc cũng đề xuất giải pháp để nhà trường giúp học sinh yếu kém vươn lên.
Theo bạn Đặng Thanh Vũ (thanhvudang@...), vì Trường Nguyễn Văn Cừ tuyển sinh bằng phương pháp xét tuyển nên ngay sau kỳ tuyển sinh, trường nên cho kiểm tra kiến thức các em, sau đó sẽ phân lớp theo trình độ mà giảng dạy hoặc bồi dưỡng thêm kiến thức bị yếu.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng việc giáo dục học sinh không thể thiếu vai trò quan trọng của gia đình. “Phụ huynh cần quan tâm hơn đến con em để phối hợp với nhà trường”, bạn đọc có email thanhtra_npv@... viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận