23/07/2020 20:45 GMT+7

Vụ hồ tiêu mắc kẹt tại Nepal: Doanh nghiệp lo hàng bị bán đấu giá

NGUYỄN TRÍ
NGUYỄN TRÍ

TTO - Theo quy định của hải quan Nepal, nếu hàng hóa nằm tại cảng quá 90 ngày thì cơ quan này sẽ tiến hành tịch thu, bán đấu giá. Do vậy, tính đến thời điểm này các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ còn khoàng 4-5 ngày để cứu những lô hàng mắc kẹt này.

Vụ hồ tiêu mắc kẹt tại Nepal: Doanh nghiệp lo hàng bị bán đấu giá - Ảnh 1.

Thu hoạch hồ tiêu - ẢNH: NGUYỄN TRÍ

Đây là một trong nhiều nội dung nằm trong đề xuất sắp được Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam trình lên Bộ Công thương sau buổi làm việc vào chiều 23-7 giữa bộ này và 13 doanh nghiệp có 58 container hồ tiêu mắc kẹt tại Nepal.

"Bộ Công thương cần xem xét đàm phán song phương ở cấp bộ trưởng với Bộ trưởng Bộ Thương mại và vật tư Nepal, đề nghị họ cho phép tái xuất, có hướng dẫn chi tiết cho việc tái xuất các container hàng, đơn giản tối đa các thủ tục cho việc tái xuất và không thu các loại phí", hiệp hội này kiến nghị.

Trong khi đó, tại buổi làm việc với các doanh nghiệp, đại diện Bộ Công thương yêu cầu các đơn vị cập nhật lại toàn bộ ước tính thiệt hại đối với doanh nghiệp, một bảng chi tiết từng doanh nghiệp, số lượng container, lượng hàng, hãng tàu… để có phương án hỗ trợ tốt nhất.

Cũng theo cơ quan này, do Việt Nam và Nepal hiện thương mại chỉ một chiều từ Việt Nam xuất đi nên không thể có biện pháp đáp trả.

"Bộ sẽ tiếp tục hỗ trợ làm việc để thúc đẩy quá trình đưa hàng về nhanh, giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp", đại diện Bộ Công thương khẳng định.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, chi phí lưu container, lưu bãi 58 container tại cảng gần 3 tháng khoảng hơn 1 triệu USD (chiếm hơn 30% giá trị lô hàng).

Cụ thể, phí lưu container, lưu bãi tại cảng phi lãi suất và lãi suất quá hạn ngân hàng: 3 triệu USD x 4 tháng x 0.41% = 42.900 USD.

Chất lượng hàng bị xuống cấp, hư hỏng, hao hụt: khoảng 10% trị giá lô hàng tương đương với 300.000 USD. Phí dịch vụ hải quan, tàu lửa để kéo container hàng ra: khoảng 1.200USD/container, tương đương 69.600 USD…

Tuy nhiên, thiệt hại vẫn tiếp tục tăng thêm mỗi ngày khi hiện nay hãng tàu áp dụng biểu phí tính lưu container, lưu bãi là 120USD/ngày cho container 20 feet và 160 USD/ngày cho container 40 feet. Do vậy với 58 container này, mỗi ngày các doanh nghiệp phải trả chi phí lưu container, bãi  khoảng 8.000USD.

Trước đó, 13 doanh nghiệp này đã có đơn kêu cứu lên Thủ tướng do 58 container mắc kẹt tại Nepal vì liên quan đến quy định cấm nhập khẩu hồ tiêu.

Cụ thể, ngày 6-4-2020, Chính phủ Nepal đột ngột ra lệnh cấm nhập khẩu 5 mặt hàng, trong đó có mặt hàng hồ tiêu. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 29-3-2020 (không áp dụng cho L/C mở trước ngày 29-3-2020). Các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng mình không có lỗi bởi tất cả các lô hàng đều xuất trước lệnh cấm.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện nay các DN đã làm việc với các hãng tàu để xin giảm giá lưu container, lưu bãi, tuy nhiên các hãng tàu chỉ đồng ý giảm từ 30-40%. Mức giảm này là quá thấp so với thiệt hại mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu.

Nếu đáp ứng tiêu chuẩn, nông sản Việt hưởng lợi lớn khi sang EU Nếu đáp ứng tiêu chuẩn, nông sản Việt hưởng lợi lớn khi sang EU

TTO - Hiệp định thương mại tự do VN - EU (EVFTA) sẽ là cú hích cho nhiều sản phẩm xuất khẩu của VN sang thị trường EU nếu đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó nhiều mặt hàng nông thủy sản được hưởng lợi lớn khi nhiều dòng thuế chỉ còn 0% từ 1-8.

NGUYỄN TRÍ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: hồ tiêu
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp