20/03/2023 16:09 GMT+7

Vụ gỗ trắc Quảng Trị: Viện trưởng Lê Minh Trí đã trả lời 9 lần, đại biểu vẫn tiếp tục hỏi

Dù Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết đã trả lời 9 lần về vụ án gỗ trắc Quảng Trị, tuy nhiên sau đó đại biểu Quốc hội tỉnh này vẫn tiếp tục tranh luận.

Vụ gỗ trắc Quảng Trị: Viện trưởng Lê Minh Trí đã trả lời 9 lần, đại biểu vẫn tiếp tục hỏi - Ảnh 1.

Viện trưởng Lê Minh Trí - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 20-3, chất vấn Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị) cho biết sáng nay, chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã trả lời về vụ án gỗ trắc tại Quảng Trị, tuy nhiên qua phần trả lời, cử tri và đại biểu Quốc hội chưa đồng tình.

Bà nói, trong vụ án, việc cơ quan tố tụng đã bán tháo toàn bộ vật chứng đã vi phạm nghiêm trọng Bộ luật tố tụng hình sự.

Năm 2019, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố vụ án, nhưng hơn bốn năm trôi qua vẫn chưa thấy khởi tố các bị can liên quan để xét xử, cũng như chưa trả lời cử tri và đại biểu Quốc hội. Bà đề nghị viện trưởng cho biết nguyên nhân, lý do của vấn đề này.

Trả lời nội dung này, Viện trưởng Lê Minh Trí cho hay vụ gỗ trắc mà đại biểu Hoàng Đức Thắng và đại biểu Minh nêu, ông đã trả lời tới lần thứ 9.

"Tôi biết đây là vụ án phức tạp. Nhưng đến giờ này, tôi vẫn khẳng định chưa có căn cứ kháng nghị", ông Trí nói.

Tranh luận sau đó, từ đầu cầu Quảng Trị, đại biểu Minh cho rằng khi người dân sai thì chúng ta khởi tố, và vụ này khởi tố từ năm 2019, nhưng các cán bộ liên quan đã hơn 4 năm rồi vẫn chưa khởi tố.

Vai trò và quan điểm của viện trưởng khi các cơ quan tố tụng có những ý kiến trái chiều nhau.

"Vì sao đại biểu Quốc hội hỏi tới 9, 10 lần như viện trưởng nói vì vụ án chưa được trả lời một cách thỏa mãn. Chúng tôi là đại biểu của cử tri phải nói tiếng nói của cử tri đến với Quốc hội", bà Minh tranh luận.

Trả lời tiếp, Viện trưởng Lê Minh Trí khẳng định việc cơ quan chức năng cho bán lô vật chứng là sai.

"Tôi nói là có hành vi vi phạm pháp luật, chứ tôi không nói là không. Nhưng nguyên tắc xử lý hình sự, muốn khởi tố vụ án, đặc biệt là khởi tố bị can, thì hành vi vi phạm pháp luật đó phải cộng với hậu quả xảy ra.

Tới giờ này, chúng tôi đề nghị hội đồng định giá của Đà Nẵng, Quảng Trị cũng không được. Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Tài chính nói không thuộc thẩm quyền cấp bộ. Giờ chúng ta nghiên cứu xem đề nghị ai đây?

Nếu không có kết quả giám định thì viện kiểm sát không thể ra quyết định khởi tố bị can được. Khó là khó cho chúng tôi như vậy, chứ không phải chỗ khác khởi tố thì làm, chỗ này không làm", ông Trí nói và nêu thêm một trong những yêu cầu bắt buộc là phải có hậu quả.

"Khi nào hội đồng định giá kết luận có hậu quả là chúng tôi cho khởi tố, bắt giam ngay", ông Trí nhấn mạnh thêm.

Vụ án xét xử đúng, không có cơ sở đề nghị giám đốc thẩm

Trước đó, sáng nay, trả lời ý kiến của đại biểu Hoàng Đức Thắng về vụ án, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho hay đã nhiều lần trả lời về vụ án này.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã báo cáo Quốc hội là vụ án xét xử đúng, không có cơ sở để kháng nghị giám đốc thẩm và đã có văn bản trả lời đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của đương sự.

Theo ông Bình, một số đại biểu cho rằng phải kháng nghị giám đốc thẩm, sở dĩ tòa án không trả lời vì nhiệm kỳ trước, ông Thắng yêu cầu giám sát nên Quốc hội đang xem xét.

Phiên họp vừa rồi, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói các cơ quan xử lý theo thẩm quyền, Quốc hội không can thiệp, không xem xét các vụ án này nữa.

Ông Bình nói thêm đầu tháng 3 vừa qua, tòa tối cao đã có văn bản trả lời cho đương sự Trương Huy Liệu là “không có cơ sở để kháng nghị giám đốc thẩm”.

“Điều này có nghĩa là bản án tuyên đã đúng người, đúng tội”, ông Bình nhấn mạnh và cho rằng câu chuyện định giá, giám định đại biểu đặt ra, quá trình giải quyết vụ án đã làm đúng rồi.

“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao… đã khẳng định việc giám định là đúng nên không có cơ sở để kháng nghị giám đốc thẩm.

Chúng tôi đã trả lời đương sự và cũng gửi trả lời đó đến đại biểu, cũng như báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp về kết quả giải quyết vụ án này”, ông Bình thông tin.

Về việc đại biểu đặt vấn đề nếu Quốc giám sát thì sao? Ông Bình nói đó là quyền của Quốc hội quyết định giám sát thì phải tuân thủ, chấp hành, còn ông không có bình luận gì về việc giám sát này.

Vì sao 3 ngành công an, viện kiểm sát, tòa án họp trước xét xử?Vì sao 3 ngành công an, viện kiểm sát, tòa án họp trước xét xử?

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết đối với những vụ án lớn, phức tạp, các cơ quan tiến hành tố tụng gồm công an, viện kiểm sát, tòa án họp nhưng không ảnh hưởng đến độc lập của tòa án.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp