27/02/2017 10:24 GMT+7

Vụ giấy phép xuất khẩu gạo 20.000 USD: Chỉ là mời chào của bên tư vấn

T.V.NGHI - T.MẠNH - H.ĐIỆP
T.V.NGHI - T.MẠNH - H.ĐIỆP

TTO - Ông Ngô Văn Nam, tổng giám đốc Công ty TNHH ADC, nói lại như trên sau khi làm việc với đoàn xác minh của Bộ Công thương làm rõ lời ông nêu ngày 22-2: xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo mất “không dưới 20.000 USD”…

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), việc cục này đề xuất Bộ Công thương thành lập đoàn xác minh về những gì ông Nam nói nhằm “xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm nếu có (tức việc doanh nghiệp phải “chạy” 20.000 USD - PV), nhưng kèm theo đó, trong trường hợp việc phát ngôn sai sự thật, vu khống cũng cần được xác minh, làm rõ”. 

Ngày 26-2, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết trong ngày 25-2, đoàn xác minh của Bộ Công thương đã làm việc trực tiếp với ông Nam và Công ty ADC tại TP.HCM.

Trước những câu hỏi từ phía Bộ Công thương, ông Nam cho rằng báo chí đã phản ánh không chính xác phát biểu của ông.

Khẳng định ông và ADC chưa bao giờ gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo tới Bộ Công thương, ông Nam cũng nói chưa bao giờ đưa tiền cho ai để xin giấy phép này.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ nêu ông Nam đã “rất lấy làm tiếc vì việc phát ngôn tại buổi tọa đàm đã gây ra sự hiểu lầm và làm ảnh hưởng đến Bộ Công thương”.

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Ngô Văn Nam xác nhận đã làm việc với đoàn công tác của Bộ Công thương và nêu giá 20.000 USD là do đơn vị tư vấn chào mời.

“Vì ADC chưa xuất khẩu gạo trực tiếp và mức giá trên là quá cao nên tôi không đồng ý. Tôi đưa thông tin ra tại hội nghị chỉ để nói có trường hợp như vậy ngoài thị trường chứ không hề nói là tiền mà ADC đã phải chi” - ông Nam giải thích.

Tuy nhiên theo ông Nam, việc thay đổi một số điều của nghị định 109 rất cần thiết để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Theo luật sư Trương Thanh Đức (Đoàn luật sư TP Hà Nội), nếu ông Nam chỉ nêu vấn đề để các cơ quan xác minh, đề phòng thì không phải là vu khống.

Ông Đức cho biết khi góp ý cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ông thường xuyên nêu những vấn đề tương tự để những người làm chính sách đánh giá toàn diện để dự phòng, loại trừ khả năng tiêu cực.

Ông Đức cho rằng ngay cả có chuyện mất tiền để có giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, doanh nghiệp cũng không dám tố cáo, người nhận (nếu có) cũng không thừa nhận.

Bởi vì nếu trưng bằng chứng thì cả hai bên đều có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa và nhận hối lộ.

Theo quan điểm của ông Đức, trong vụ việc này, ông Nam nêu vấn đề để đề phòng là có ý tốt, chứ không nhằm mục đích hạ uy tín cá nhân nào tại Bộ Công thương.

T.V.NGHI - T.MẠNH - H.ĐIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp