Ông Lợi cho biết cho biết: khi thẩm định tại cơ sở Trường ĐH Kinh doanh công nghệ dự định dành đào tạo bác sỹ đa khoa tại Bắc Ninh tháng 10-2015, Bộ Y tế có khuyến cáo trường cần bổ sung các yêu cầu về chuyên môn như giảng viên cơ hữu có cam kết với trường.
Danh sách trường có 47 giảng viên phục vụ đào tạo bác sỹ, nhưng chỉ 17/47 người có cam kết, trong khi yêu cầu cần tối thiểu ½ trong danh sách phải có cam kết làm việc với nhà trường.
Ngoài ra, đào tạo y khoa cần cơ sở thực tập ngoài nhà trường thì Trường Kinh doanh công nghệ có cho biết là có, nhưng chưa có văn bản chứng minh.
Cũng theo ông Lợi, Bộ Y tế chỉ tham gia đến khâu thẩm định và khuyến cáo theo các tiêu chí chuyên môn, còn sau đó Bộ Giáo dục- đào tạo chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát xem trường đã đáp ứng các khuyến cáo của đoàn thẩm định và cấp phép.
Hôm 17-11 vừa qua, Bộ Y tế cũng đã có yêu cầu Trường ĐH Kinh doanh công nghệ hoàn thiện các yêu cầu kể trên mới ủng hộ việc mở ngành. Tuy nhiên hôm 19-11, Bộ Giáo dục- đào tạo đã có quyết định cho phép trường này mở ngành đào tạo bác sỹ đa khoa.
Theo ông Lê Quang Cường, thứ trưởng Bộ Y tế, so với các Trường ĐH Y có truyền thống và tuyển sinh đầu vào mức 25-27 điểm trở lên, thì các trường mới dự định tuyển đầu vào khoảng 20 điểm sẽ có sự chênh lệch về trình độ.
Hiện có bảy Trường ĐH đa ngành công lập và và ngoài công lập được cho phép đào tạo bác sỹ, 3 Trường ĐH dân lập khác được đào tạo dược sỹ.
Theo ông Cường, từ trước đến nay chưa hậu kiểm về việc các trường này có đạt yêu cầu về giảng viên, cơ sở thực hành, thí nghiệm hay không và tới đây sẽ có đợt hậu kiểm tại các trường.
Ông Cường cũng cho biết Bộ Y tế đã đề xuất với Quốc hội về sửa Luật Khám chữa bệnh, theo hướng sinh viên tốt nghiệp ĐH Y khoa phải thi và đạt chứng chỉ hành nghề quốc gia mới được phép khám chữa bệnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận