Các tham gia một phiên tòa tại TAND TP.HCM - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP
Ngoài làm luật sư tôi cũng đang làm công việc khác. Kể cả khi không còn là luật sư tôi vẫn có thể tư vấn luật pháp cho các công ty. Nên vấn đề có là luật sư hay không không quan trọng! Khi người ta đóng phí thì phải đem lại cho người ta một lợi ích nào đó về nghề nghiệp, chứ không phải chỉ là một bổn phận và gánh nặng. Và khi một tổ chức không bảo vệ được quyền lợi của các thành viên thì họ không tham gia. Tôi không luyến tiếc và tôi sẽ không khiếu nại quyết định này
Một luật sư bị xóa tên
Câu hỏi đặt ra là việc xóa tên này ảnh hưởng như thế nào đến quyền hành nghề của luật sư và việc xóa tên này đã hợp tình, hợp lý chưa?
Biết việc không đóng phí sẽ bị xóa tên
Một luật sư vừa bị xóa tên (xin không được nêu tên) khỏi danh sách luật sư cho biết ông có nhận được email nhắc nhở việc đóng phí thành viên của Đoàn Luật sư TP.HCM, nhưng ông không đóng.
Theo luật sư nói trên, về mặt điều lệ của liên đoàn nếu không đóng phí thành viên sẽ bị xóa tên khỏi đoàn đó, việc này Đoàn Luật sư làm hoàn toàn đúng. Tuy nhiên lý do vì sao không đóng thì đó là một vấn đề khác.
Hầu hết những người không đóng đều là những người không có nhu cầu hành nghề luật sư hoặc một số trong đó mỗi năm chỉ thực hiện một, hai vụ án nhưng phí liên đoàn luật sư, đoàn luật sư quá cao.
Luật sư vừa phải đóng phí liên đoàn vừa phải đóng phí đoàn luật sư và vì một lý do nào đó mà họ cho rằng đó là yêu cầu bắt buộc luật sư phải đóng. "Cá nhân tôi vừa phải đóng phí quá cao vừa không còn nhu cầu hành nghề nữa", vị luật sư vừa bị xóa tên cho biết.
Ông này cũng nói ông biết trước việc luật sư không đóng phí thành viên thì trước sau gì cũng sẽ bị xóa tên.
Về ý kiến phí đoàn luật sư quá cao nên các luật sư không đóng, luật sư Bùi Quang Nghiêm - phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết hiện nay, phí của Đoàn Luật sư TP.HCM đang thấp nhất nước với mức 200.000 đồng/tháng.
Việc các luật sư không đóng phí diễn ra ở nhiều đoàn, thậm chí có đoàn tỉ lệ thu phí chỉ đạt được từ 60 đến 70%. Đa số các luật sư không đóng phí là những người không còn nhu cầu hành nghề nên việc xóa tên là cần thiết, để đưa về số lượng luật sư thật, không phải số ảo.
Thực tế có rất nhiều luật sư tham gia sinh hoạt, hành nghề tại địa phương nhưng không chịu đóng phí. Các luật sư này cho rằng họ làm luật sư cho doanh nghiệp, hoặc không tham gia tố tụng hoặc không có hoạt động gì liên quan đến nghề nghiệp nên không đóng phí. Tôi nghĩ việc xóa tên là cần thiết, vì Đoàn Luật sư không có một khoản kinh phí nào để duy trì hoạt động, tất cả đều là đóng góp từ các luật sư. Do đó, thời gian tới Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cũng sẽ cho rà soát lại một lượt rồi có phương án xử lý.
Luật sư Trương Xuân Tám - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Không phải là quyết định kỷ luật
Đó là ý kiến của luật sư Nguyễn Đức Chánh - Đoàn Luật sư TP.HCM. Theo ông Chánh, muốn trở thành luật sư trước tiên phải được bộ tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Từ đó Liên đoàn Luật sư sẽ cấp thẻ luật sư và người này đăng ký vào một Đoàn Luật sư địa phương nào đó, tùy họ lựa chọn.
Nợ tiền đoàn phí là nợ tiền của cả liên đoàn chứ không chỉ của Đoàn Luật sư, nên muốn phục hồi thẻ hay gia nhập vào đoàn khác đều phải đóng tiền đoàn phí cho Liên đoàn Luật sư.
Theo ông Chánh, 200.000 đồng/tháng là mức phí quy định của liên đoàn đưa ra. Các đoàn viên phải đóng phí này, Đoàn Luật sư sẽ giữ lại một phần và trích lại cho Liên đoàn một phần.
Đoàn Luật sư hay một số tổ chức đoàn thể khác đều hoạt động dựa trên nguồn kinh phí của đoàn viên, thành viên của tổ chức đóng góp. Nếu thành viên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì sẽ bị xóa tên.
Điều này khác với việc bị kỷ luật xóa tên. Kỷ luật xóa tên là khi thành viên vi phạm quy tắc, đạo đức nghề nghiệp... và bị đưa ra kỷ luật xóa tên, tư cách luật sư sẽ không được phục hồi.
Còn bị xóa tên do không đóng phí thành viên thì không bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư. Tuy nhiên theo quy định của Luật luật sư trong vòng 2 năm bị xóa tên mà không đăng ký vào tổ chức luật sư nào thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Ông Trương Xuân Tám - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết việc bị xóa tên khỏi đoàn Luật sư sẽ khiến luật sư đó không thể tham gia hành nghề với tư cách luật sư của đoàn đó nữa.
Và hậu quả: ví dụ nếu đó là luật sư đứng đầu tổ chức hành nghề (trưởng văn phòng, hãng luật) khi bị xóa tên thì tổ chức hành nghề đó cũng phải bị rút giấy phép hoạt động.
Về hậu quả pháp lý, luật sư Bùi Quang Nghiêm cho rằng khi các luật sư không còn nhu cầu hành nghề nữa thì hoàn toàn có thể không đóng phí đoàn và không sinh hoạt trong tổ chức hành nghề.
Thực tế có nhiều cử nhân luật đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, nhưng sau đó lại làm công chức, hoặc viên chức nên họ không thể hành nghề luật sư nữa nên thôi tham gia ở đoàn cũng là bình thường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận