Một trang trong giấy chứng nhận mà VTV và công ty Kim Cương đưa ra trong buổi họp với ông Lưu Mạnh Tiến - Ảnh: Ông Lưu Mạnh Tiến cung cấp |
Theo biên bản cuộc gặp, thành phần tham dự gồm có: đại diện Ban kiểm tra VTV; Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình (TVAd); trung tâm sản xuất và kinh doanh nội dung số (VTVD); Ban thư ký biên tập; công ty quảng cáo truyền thông TV (TVMedia) và công ty Kim Cương (là đối tác cung cấp bản quyền chương trình Hát cùng siêu chíp) và ông Lưu Mạnh Tiến cùng luật sự bảo vệ quyền lợi của mình.
VTV chỉ tạm thời gỡ video khỏi Youtube
Về việc VTV tạm gỡ các chương trình Hát cùng siêu chíp khỏi hệ thống Youtube, VTVD giải thích đây là quy trình xử lý chung của Google cũng như VTVD khi bất kỳ một nội dung nào đang bị vướng vào tranh chấp, để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia.
“Việc này không có nghĩa là VTV không có bản quyền mà chỉ là để phục vụ việc giải quyết tranh chấp giữa các bên. VTVD hoàn toàn có thể hiện thị lại các video này bất kỳ lúc nào nội dung này được giải quyết xong và chứng minh rằng VTV có bản quyền” - đại diện VTVD khẳng định.
Các bên khác tham gia cuộc gặp như TVAd, TVMedia, công ty Kim Cương đều khẳng định lại quan điểm chương trình Hát cùng siêu chíp không vi phạm bản quyền.
Ban thư ký biên tập VTV cho biết VTV vẫn sẽ tiếp tục phát sóng chương trình khi chưa có phán quyết cuối cùng. Cũng theo VTV, vụ việc này là tranh chấp quyền tác giả giữa ông Tiến và công ty Kim Cương. VTV đề nghị hai bên làm việc trực tiếp với nhau hoặc khởi kiện ra Toà án để giải quyết.
Cục bản quyền tác giả sai?
Tại cuộc gặp, sau khi xem bản sao và bản gốc các giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả của các đối tác VTV đưa ra, ông Tiến cho biết các giấy chứng nhận trên (được cấp năm 2015) nếu hợp lệ đều được cấp sau giấy chứng nhận bản quyền (được cấp năm 2009) đã cấp cho tác phẩm của ông.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lưu Mạnh Tiến nói: "Tôi thấy phần ruột của giấy chứng nhận có những biểu hiện khác thường. 7 tờ của phần ruột không đánh số trang và chỉ có tờ đầu tiên có dấu của Cục Bản quyền tác giả. Và điều kỳ lạ cứ 2 tờ giấy lại có 1 giấu giáp lai chứ không phải 1 giấu giáp lai cho toàn bộ hồ sơ. Khi tôi yêu cầu mang 1 bản sao về để nghiên cứu và đi thẩm định thì VTV và đối tác không cho phép. Theo tôi đây như vậy là thiếu minh bạch".
"Trong trường hợp giấy chứng nhận 667/2015/QTG đúng là có các nhân vật này thì trách nhiệm thuộc về Cục Bản quyền tác giả. Tại sao năm 2015 Cục lại cấp giấy chứng nhận cho công ty Kim Cương sử dụng các nhân vật mà chính họ đã cấp giấy cho tôi từ năm 2009?” - ông Tiến đặt câu hỏi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận