20/02/2012 05:05 GMT+7

Voọc chà vá chân đen kêu cứu

DUY THANH
DUY THANH

TT - Đàn voọc chà vá chân đen ở rừng Hòn Hèo (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã sút giảm nghiêm trọng số lượng do bị săn bắn, trong khi đó giải pháp căn cơ để bảo vệ loài linh trưởng cực kỳ quý hiếm này vẫn chưa được thực hiện.

L7Whaggo.jpgPhóng to

Voọc chà vá chân đen ở rừng Hòn Hèo - Ảnh do ông Sylvio Lamarche cung cấp

"Dự kiến thời gian tới UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục làm việc với Vụ Bảo tồn thiên nhiên thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) để tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế cho đề án bảo tồn loài voọc này"

Ông Lê Đức Vinh (phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa)

Tháng 10-2005, từ thông tin của người dân, lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa đã phát hiện tại rừng Hòn Hèo một quần thể lớn voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), một loại động vật hoang dã rất quý hiếm ở VN (thuộc nhóm IB) và theo Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên thiên IUCN thì loài này đang trong tình trạng nguy cấp.

Ông Trần Minh Thu - trưởng phòng pháp chế Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa, cho biết giữa năm 2007, đoàn khảo sát của Viện Điều tra quy hoạch rừng, Trung tâm Cứu hộ thú linh trưởng quý hiếm VN thuộc vườn quốc gia Cúc Phương và Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa khảo sát rừng Hòn Hèo ở ba xã Ninh Phú, Ninh Phước, Ninh Vân đã phát hiện tối thiểu có khoảng 100-110 cá thể voọc chà vá chân đen.

Tiếc thay, quần thể voọc chà vá chân đen chẳng những không phát triển mà còn có dấu hiệu sụt giảm nghiêm trọng.

“Ông Tây kiểm lâm” Sylvio Lamarche, người Canada, chủ một resort tại xã Ninh Phước, là người có công lớn trong việc phát hiện voọc chà vá chân đen ở Hòn Hèo, buồn bã: “Trước kia, chỉ bằng mắt thường tôi đã thấy nhiều đàn voọc chà vá chân đen ngồi trên những tảng đá của khu rừng mỗi sáng, mỗi chiều. Thậm chí voọc còn xuống tận chân núi, sát biển. Nhưng theo thời gian voọc càng ngày càng biến mất và từ năm 2010 đến nay, tôi hầu như không còn nhìn thấy voọc nữa, kể cả quan sát bằng ống nhòm”.

Còn thiếu tá Thái Ngọc Chính - đội phó đội công tác bảo vệ rừng Hòn Hèo của đồn biên phòng Ninh Phước - cho hay đơn vị mỗi tháng thực hiện ba đợt tuần tra bảo vệ rừng nhưng cả năm 2011 không gặp voọc chà vá lần nào.

Ông Trần Minh Thu nói kể từ năm 2007 đến nay, chưa có thêm thống kê cụ thể nào về số lượng voọc chà vá chân đen tại Hòn Hèo. Tuy nhiên, đại tá Hồ Thanh Tùng - trưởng phòng trinh sát bộ đội biên phòng Khánh Hòa - cho hay qua tuần tra bảo vệ rừng Hòn Hèo, hiện nay đơn vị xác định còn khoảng 3-4 bầy, mỗi bầy khoảng 9-13 con voọc chà vá chân đen thường xuất hiện ở phía nam rừng Hòn Hèo. Nghĩa là nếu tính ở mức tối đa thì đàn voọc chà vá ở đây hiện chỉ còn trên dưới 60 cá thể, giảm gần một nửa so với năm 2007.

Nguyên nhân chính của việc sụt giảm số lượng đàn voọc chà vá chân đen là tình trạng săn bắn thú rừng. “Tôi vẫn nghe tiếng súng nổ trên rừng núi. Một số người của vườn quốc gia Cúc Phương vào đây nghiên cứu cho hay họ phát hiện quá nhiều bẫy thú trên rừng” - ông Sylvio Lamarche nói.

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa, tính từ năm 2009 đến cuối năm 2011, đã có sáu vụ vận chuyển, săn bắn, giết hại trái phép voọc chà vá chân đen ở tỉnh này làm chết 13 cá thể, xâm hại trực tiếp đến tám cá thể khác.

Giải pháp căn cơ nhất được đặt ra để bảo vệ đàn voọc chà vá chân đen ở Hòn Hèo là thành lập khu bảo tồn loài này tại đây, đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao tỉnh Khánh Hòa xúc tiến từ cuối năm 2010; đề nghị tỉnh tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã để có nguồn kinh phí cho công tác khảo sát, bảo tồn loài. Tuy nhiên, đến nay việc nghiên cứu, xây dựng dự án bảo tồn loài voọc chà vá chân đen này hầu như chưa triển khai được gì.

DUY THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp