06/05/2024 23:00 GMT+7

Voọc Cát Bà ôm đàn con trên vách núi gây sốt cộng đồng mạng

Hình ảnh cặp voọc Cát Bà ôm đàn con sơ sinh có bộ lông màu vàng thẫm trên vách núi đang gây sốt cộng đồng mạng.

Hình ảnh những "bé" voọc đầu trắng sơ sinh có bộ lông vàng thẫm được bố mẹ ôm trên vách núi ở vịnh Lan Hạ, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng đang gây sốt cộng đồng mạng - Ảnh: MAI SỸ LUÂN

Hình ảnh những "bé" voọc đầu trắng sơ sinh có bộ lông vàng thẫm được bố mẹ ôm trên vách núi ở vịnh Lan Hạ, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng đang gây sốt cộng đồng mạng - Ảnh: MAI SỸ LUÂN

Ngày 6-5, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh đôi voọc Cát Bà đầu trắng quý hiếm được cho là "vợ chồng", chăm sóc đàn con sơ sinh có bộ lông vàng thẫm nhanh chóng gây sự chú ý của cộng đồng mạng.

Theo thông tin chia sẻ, gia đình voọc đầu trắng quý hiếm này vừa đón thêm 3-4 thành viên mới. 

Hiện những hình ảnh về gia đình voọc đầu trắng Cát Bà sau khi xuất hiện đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng, đa phần các ý kiến đều bày tỏ tự hào về thành quả của công tác bảo tồn loài voọc quý hiếm bậc nhất thế giới.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 6-5, lãnh đạo Vườn quốc gia Cát Bà xác nhận hình ảnh đàn voọc nói trên là ở đảo Cát Bà và những "bé" voọc con mới được sinh ra trong tháng 4 vừa qua.

Theo lãnh đạo Vườn quốc gia Cát Bà, voọc đầu trắng là loài linh trưởng đặc hữu còn tồn tại duy nhất ở đảo Cát Bà và phân bố khắp các khu vực trên vịnh Lan Hạ, hiện đang được bảo tồn nghiêm ngặt.

Do số lượng cá thể còn rất ít nên việc voọc sinh trưởng, đẻ tự nhiên là một tín hiệu đáng mừng cho Cát Bà.

Dấu hiệu nhận biết loài voọc Cát Bà là khi trưởng thành ở phần đầu và vai con đực sẽ có lông màu trắng nhạt, đôi khi còn nhìn ra màu vàng non, còn ở con cái thì lông màu thẫm hơn nhưng cũng rất dễ nhận ra vì nổi bật trên nền bộ lông màu đen tuyền.

Hình ảnh voọc Cát Bà ôm đàn con sơ sinh cho thấy công tác bảo tồn loài linh trưởng này đang phát huy hiệu quả - Ảnh: MAI SỸ LUÂN

Hình ảnh voọc Cát Bà ôm đàn con sơ sinh cho thấy công tác bảo tồn loài linh trưởng này đang phát huy hiệu quả - Ảnh: MAI SỸ LUÂN

Loài voọc Cát Bà sống tại những nơi có độ cao 100 - 150m so với mực nước biển, trong những rừng dây leo và cây thân gỗ hay những vách đá dựng đứng. Một đàn thường có khoảng 10 - 20 cá thể và do con đực đầu đàn chỉ huy.

Voọc đầu trắng hay còn gọi là voọc Cát Bà có tên khoa học là Trachypithecus poliocephalus.

Đây là loài linh trưởng chỉ còn tồn tại duy nhất trên quần đảo với vùng lõi là Vườn quốc gia Cát Bà và nằm trong danh mục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Phát hiện đàn voọc Hà Tĩnh quý hiếm ở núi đá vôi phía đông Quảng TrịPhát hiện đàn voọc Hà Tĩnh quý hiếm ở núi đá vôi phía đông Quảng Trị

Một đến hai đàn voọc Hà Tĩnh với số lượng hàng chục con mới được phát hiện ở núi Một và núi Con Rồng, thuộc xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, mở rộng vùng phân bố loài này về phía đông Quảng Trị.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp