Võ thuật Trung Quốc muốn tỉ thí công bằng với các môn boxing tổng hợp hiện đại là chuyện rất khó, vì quy tắc khác nhau - Ảnh: Ifeng
Những năm gần đây các võ đài kiểu thương nghiệp được xem là một tiêu chuẩn để đánh giá khả năng có thể đánh hay không .
Ngày trước, mọi người nhìn thấy Taekwondo, Boxing trở thành môn thi đấu tay đôi tại các giải thưởng thể thao, sau này lại thấy tính thực dụng của Quyền Thái, Judo Brasin, UFC đối kháng tự do.
Caảnh Trần Chân (Chân Tử Đan đóng) khiêu chiến với đạo trường Hồng Khẩu và đá gẫy tấm biển ghi "Đông Á bệnh phu" (trong phim Tinh Võ môn)
Trên các võ đài ở nước ngoài, ít khi thấy bóng dáng của tuyển thủ Trung Quốc, cho dù có, cũng hoàn toàn khác xa so với tưởng tượng của rất nhiều người, các võ sĩ Trung Quốc đều thường là thảm bại.
Sau nhiều scandal về võ thuật Trung Quốc thảm bại trước Quyền Thái, Judo… đã khiến nhiều người phẫn uất về sự yếu kém của võ thuật Trung Quốc.
Thực tế, võ thuật Trung Quốc muốn tỉ thí công bằng với các môn boxing tổng hợp hiện đại là chuyện rất khó, vì quy tắc khác nhau, thậm chí bản thân võ thuật Trung Quốc đã có phần yếu thế hơn.
Những người am hiểu võ thuật truyền thống đều đã lớn tuổi rồi, còn đệ tử thì chưa học được hết các chiêu thức của họ - Ảnh: 163
Ở Trung Quốc, các môn boxing tổng hợp hiện đại được gọi là võ chiến đấu tự do. Môn thi võ thuật đối đầu bắt đầu được thử nghiệm từ năm 1979, đến năm 1989 mới được Ủy ban thể dục Trung Quốc đưa vào hạng mục thi đấu chính thức.
Môn võ chiến đấu tự do khích lệ tuyển thủ sử dụng kỹ thuật của các môn phái võ thuật khác nhau, nhưng không được tấn công vào những điểm yếu như cổ họng, điều này bị những người học võ xem là đi ngược với tôn chỉ của võ thuật truyền thống, phải là một chiêu đoạt mạng, một chiêu chế ngự kẻ địch.
Cao thủ Vịnh Xuân quyền thảm bại trước võ sĩ MMA (võ thuật tổng hợp), chứng tỏ võ thuật truyền thống Trung Quốc không thể đưa lên sàn đấu
Sau nhiều năm phát triển, môn võ chiến đấu tự do trên cơ bản đã trở thành một môn võ hoàn toàn khác với các môn võ truyền thống Trung Quốc.
Những năm đầu khi môn võ chiến đấu tự do mới ra đời, võ thuật truyền thống cũng từng tỉ thí với võ chiến đấu tự do và thường bị thua thiệt. Những môn thi đấu kiểu hiện đại vừa bắt đầu huấn luyện đã được học những chiêu đánh ngã kẻ địch, rèn luyện sức mạnh của đùi và nắm đấm.
Trình Diệc Quân - huấn luyện viên môn Hiệp Khí Đạo hiện vẫn đang tập luyện võ thuật truyền thống, ông nói với trang CCTV:
"Võ thuật truyền thống vừa bắt đầu phải học tư thế trước, thí vụ như đứng tấn, từng bước một, cần phải tập luyện rất nhiều năm. Lên sàn đấu so tài với Boxing một cách mù quáng như vậy, đã ảnh hưởng đến danh tiếng của võ thuật truyền thống".
Truyền kỳ về Hoắc Nguyên Giáp chỉ là lời truyền miệng từ đời này sang đời khác (Ảnh: trong phiên bản Hoắc Nguyên Giáp 2006) - Ảnh: Sina
Ra vẻ bí ẩn hóa ra đều là giả dối
Hoắc Nguyên Giáp, Trần Chân là 2 anh hùng màn bạc trong các bộ phim võ thuật, họ không chỉ giỏi võ mà còn có công bảo vệ đất nước. Thực tế, truyền kỳ về Hoắc Nguyên Giáp chỉ là lời truyền miệng từ đời này sang đời khác, Trần Chân thì chỉ là nhân vật hư cấu.
Nhưng, trên phim ảnh, chi tiết Hoắc Nguyên Giáp đánh bại đại lực sĩ Anh - Nga, Trần Chân một mình khiêu chiến với đạo trường Hồng Khẩu và đá gẫy tấm biển ghi "Đông Á bệnh phu", đều khiến khán giả vô cùng hào hứng.
Hoắc Nguyên Giáp đánh bại đại lực sĩ Anh - Nga - Ảnh: Sina
Thậm chí, đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tầng lớp khán giả từ thập niên 1980 đến nay, khiến nhiều người đều tin đó là sự thật. Có rất nhiều những "đại sư" mượn sự uyên thâm của võ thuật Trung Hoa để tạo dựng danh tiếng như vậy!
Trong các buổi diễn thuyết về võ thuật truyền thống, có người nói đến Thái Cực, nói đến Khí công, nói bản thân là truyền nhân đời thứ 77… Trong lịch sử Trung Quốc những năm chiến tranh, đói khổ mà vẫn luyện võ công được hay sao? Cách nói truyền nhân đời thứ 77 nghe thật hư cấu, cứ ra vẻ bí ẩn hóa ra đều là giả dối cả.
Nhân vật Trần Chân trên màn ảnh chỉ là nhân vật hư cấu, nhưng đã được ca ngợi như một anh hùng (Ảnh: trong phim Tinh võ phong vân 2010, do Chân Tử Đan đóng) - Ảnh: Ifeng
Các đại sư thật sự ở đâu?
Cuối thập niên 1980 - đầu thập niên 1990, chủ biên Ngụy Dân của Tạp chí Võ hồn từng đi nhiều nơi để tầm sư và tìm cao thủ võ thuật và ông chắc chắn không ai biết bay trên không trung cả, không thể dùng những thứ vô căn cứ như vậy để nói về võ thuật.
Cũng có người rèn luyện võ thuật trong thời gian dài, nhưng nhất định không cao siêu như những gì họ tự giới thiệu. Sự thật, những người am hiểu võ thuật truyền thống đều đã lớn tuổi rồi, còn đệ tử thì chưa học được hết các chiêu thức của họ.
Có những võ sư không có văn hóa, viết chữ còn khó khăn, nhưng luôn miệng nói sư tổ của họ lợi hại thế nào, bạn cũng chỉ có thể nghe cho vui mà thôi. Qua những lần tìm kiếm cao thủ và những lời truyền miệng trong làng võ thuật, chủ biên Ngụy Dân cho rằng các sư phụ võ thuật truyền thống có tài năng tốt tính đến nay vẫn còn hơn trăm người.
Trong đó có rất nhiều người hoàn toàn không dính líu đến chuyện thương mại, cho dù là mở võ quán thì cũng là do đệ tử tài trợ, không hề có chút danh tiếng trong làng võ thuật, chân công phu thì làm đúng theo lời dạy của sư tổ không truyền dạy rộng rãi.
Một cảnh trong phim Tinh võ phong vân 2010, do Chân Tử Đan đóng) - Ảnh: Ifeng
Giữa các môn phái, thậm chí là giữa các sư huynh đệ cũng ít khi so tài cao thấp, hoàn toàn khác với những người học võ thường đi khắp nơi so tài trong thời cực thịnh của võ thuật Dân quốc năm xưa.
Năm xưa, việc so tài giữa các cao thủ chính là một cuộc gặp gỡ, chỉ trong 3-5 phút là cùng, là sự so tài chí mạng. Cuộc so tài giữa các cao thủ mà chủ biên Ngụy Dân được chứng kiến được dừng lại rất đúng lúc, hoàn toàn khác xa so với trong tiểu thuyết và phim ảnh.
Hai người chỉ đối mặt nhau, bắt tay nhau 1 cái, thử sức mạnh, không phải thử xem ai khỏe hơn, mà là dùng sự cân bằng của bản thân để phá vỡ cân bằng của đối phương, cách tốt nhất chính là so đẩy, người chưa từng học võ sẽ không hiểu được.
Môn võ chiến đấu tự do khích lệ tuyển thủ sử dụng kỹ thuật của các môn phái võ thuật khác nhau, nhưng không được tấn công vào những điểm yếu như cổ họng - Ảnh: 163
Võ học Trung Quốc kéo dài ngàn năm, nhưng hiện nay các đại sư khi gặp nhau chủ yếu giao lưu, bàn luyện về đạo là chính. Đối với việc giao đấu họ không tiện ra tay, không chỉ vì sợ thương vong mà còn có cách nói mang ý nghĩa cao thâm hơn, đó là cảnh giới tu hành, có rất nhiều người không tán thưởng điều đó.
Võ thuật truyền thống thiếu rèn luyện thực tiễn, nói các chiêu thức võ thuật là đòn chí mạng, không phù hợp để so tài cao thấp, nhưng người thật sự lợi hại là phải biết điều khiển sức mạnh bản thân.
Mỗi chiêu thức đều khống chế chiêu thức của đối phương, khiến đối thủ đánh vào không khí, đó mới là công phu. Vì thế, bây giờ mỗi lần nhắc đến võ thuật truyền thống, đều chỉ nghe chỉ trích, người trẻ tuổi nói võ thuật Trung Quốc khó sử dụng vào thực chiến, điều này nói không sai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận