28/10/2019 14:22 GMT+7

Vợ chủ tịch Asanzo và một số cá nhân đã rút ra hơn 500 tỉ đồng

LÊ THANH
LÊ THANH

TTO - Hành vi lập hóa đơn ghi cao hơn thực tế thể hiện sau khi Asanzo chuyển tiền thanh toán tiền hàng cho các công ty, sau đó tiền lại được chuyển ngược lại cho Asanzo.

Vợ chủ tịch Asanzo và một số cá nhân đã rút ra hơn 500 tỉ đồng - Ảnh 1.

Đại diện Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - Ảnh: N. KHÁNH

Đại diện Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết họ căn cứ quy định để cấp một số giấy chứng nhận xuất xứ theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Với Asanzo, sau khi nhận được thông tin về xuất khẩu hàng, VCCI kiểm tra hệ thống cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

Hàng loạt dấu hiệu sai phạm tại Tập đoàn Asanzo

VCCI khẳng định chưa tiếp nhận hồ sơ khai báo thương nhân của công ty này. Theo quy định, doanh nghiệp luôn phải khai báo hồ sơ thương nhân, sau đó mới hoàn thiện bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O (giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa). "Đến thời điểm này, Asanzo chưa từng đến VCCI làm thủ tục cấp C/O cho bất cứ lô hàng nào của công ty" - đại diện VCCI nói.

Sáng 28-10, ông Nguyễn Văn Cẩn - tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan - đề nghị VCCI nêu quan điểm sau khi nghe báo cáo tóm tắt kết quả điều tra xác minh của Tổng cục Hải quan về vi phạm của Asanzo. 

Đại diện VCCI không trả lời thẳng vào câu hỏi mà cho biết có nhận văn bản của Asanzo và VCCI có nhóm công tác làm việc với doanh nghiệp này trên tinh thần trao đổi thông tin với công ty sau khi có bài báo đầu tiên trên báo Tuổi Trẻ. Asanzo giãi bày những vấn đề liên quan. VCCI chỉ có nhóm công tác làm việc như vậy, chưa có lần nào tiếp xúc thực tế với bộ hồ sơ của công ty.

"Trên cơ sở làm việc với Asanzo, tôi nêu quan điểm cá nhân là sản phẩm của Asanzo có nhiều sản phẩm khác nhau và giờ xem xét là sản phẩm của công ty thì phải xem trên từng sản phẩm. Với điều tra xác minh như Tổng cục Hải quan đưa hàm lượng giá trị nhập khẩu là 98%, còn lại 2% gia tăng tại Việt Nam thì kết quả cho tất cả hay chỉ cho một sản phẩm" - đại diện VCCI nêu.

Ông Cẩn nêu rõ đây là hàm lượng cho từng sản phẩm. Cụ thể tivi có hàm lượng giá trị 98% nhập khẩu và chỉ 2% giá trị trong nước. Vậy quan điểm VCCI là có giảm tiêu chí theo quy định hiện nay để doanh nghiệp tự xác định xuất xứ hàng Việt Nam để tiêu thụ và xuất khẩu hay không? 

Vợ chủ tịch Asanzo và một số cá nhân đã rút ra hơn 500 tỉ đồng - Ảnh 3.

Cục Thuế TP.HCM ban hành quyết định xử phạt về thuế, truy thu với Asanzo ngày 23-10 - Ảnh: NGỌC HIỂN

Phía VCCI cho rằng cần xem doanh nghiệp có vượt qua được công đoạn gia công đơn giản hay không. "Nếu doanh nghiệp gia công chỉ bằng tuốcnơvít để xoáy xoáy thôi thì không vượt qua công đoạn gia công đơn giản. Như vậy, khỏi cần phải đi vào quy định tỉ lệ phần trăm và quy tắc mã HS"- VCCI nhận định.

Kết phần tranh luận này, ông Cẩn chốt lại ý VCCI là cơ quan này đã đồng tình. Ban 389 sẽ báo cáo Thủ tướng.

Vợ chủ tịch Asanzo đã rút ra hơn 500 tỉ đồng

Liên quan về vấn đề thuế, đại diện Tổng cục Thuế cho biết Cục thuế TP.HCM đã xác định số thuế truy thu, phạt hơn 47 tỉ đồng (số thuế truy thu là hơn 40,5 tỉ đồng, số phạt chậm nộp là hơn 1,6 tỉ đồng, số tiền phạt kê khai sai là 5,3 tỉ).

Trong 47 tỉ đồng nói trên đã gồm cả số truy thu 13,9 tỉ đồng tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) và 9,7 tỉ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Nhận thấy có dấu hiệu hành vi trốn thuế, Cục Thuế TP.HCM đã chuyển cơ quan điều tra. Cục Thuế TP.HCM kiến nghị không phạt vi phạm hành chính mà chuyển hình sự.

Ba hành vi trốn thuế được xác định gồm: để ngoài sổ sách; không xuất hóa đơn; trốn thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.

Thực tế, Asanzo mua linh kiện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng kê khai là mua thành phẩm là mặt hàng điều hòa công suất dưới 90.000 BTU để gian lận thuế tiêu thụ đặc biệt. Căn cứ sổ sách, kế toán đoàn kiểm tra cũng xác định Công ty CP công nghệ VTB gia công cho Asanzo và xuất bán cho Công ty điện lạnh Asanzo, Công ty Trần Thoàn cũng xuất hóa đơn cho Asanzo là mặt hàng điều hòa. Asanzo không xuất hóa đơn, để ngoài các mục liên quan tới doanh thu bán hàng cho Công ty điện lạnh Asanzo mà không kê khai.

Vợ chủ tịch Asanzo và một số cá nhân đã rút ra hơn 500 tỉ đồng - Ảnh 4.

Công nhân làm việc tại Asanzo - Ảnh: TTO

Vi phạm thứ hai là Asanzo sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, hóa đơn không có thực, hóa đơn ghi là mặt hàng điều hòa nhưng thực tế là linh kiện.

Thứ ba là có hành vi sử dụng hóa đơn đầu vào ghi cao hơn giá bán để trốn thuế. Công ty có sử dụng hóa đơn đầu vào của đơn vị không còn hoạt động tại địa chỉ. Doanh nghiệp này chủ yếu do chính người lao động của Asanzo đại diện nhập khẩu hàng hóa rồi bán lại cho chính Asanzo.

Hành vi lập hóa đơn ghi cao hơn thực tế thể hiện sau khi Asanzo chuyển tiền thanh toán tiền hàng cho các công ty, sau đó tiền lại được chuyển ngược lại cho Asanzo. Bà Hiền (vợ ông Tam) và các cá nhân là người lao động thuộc Asanzo đã rút tiền (theo ước tính là hơn 500 tỉ đồng).

Các công ty này không còn tồn tại tại địa chỉ. "Thuế không có chức năng điều tra, nên chỉ củng cố hồ sơ và chuyển Bộ Công an tiếp tục điều tra khởi tố", đại diện Cục Thuế nói.

Theo ông Nguyễn Văn Cẩn, báo cáo Cục thuế TP.HCM gửi Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xác định số tiền thuế riêng với mặt hàng điều hòa dưới 90.000 BTU có dấu hiệu trốn thuế tiêu thụ đặc biệt 9,7 tỉ đồng. Vậy còn 4.100 tỉ đồng là doanh số hay con số gì?

Đại diện cục Thuế cho biết số liệu vừa rồi báo cáo là chính thức, nên những cái khác là từ nguồn khác, hoặc do nhầm lẫn.

Trước câu hỏi "Điều hòa dưới 90.000 BTU khi nhập khẩu, lắp ráp, sản xuất tất cả các khâu đều chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vậy dấu hiệu vi phạm ở đây là gì?" của ông Nguyễn Văn Cẩn - tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cơ quan thuế cho biết, Asanzo khai là mua đứt bán đoạn của công ty khác cục nóng, cục lạnh và lắp ráp lại. Khi xuất hóa đơn, vẫn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ quan thuế cho biết Viện Kiểm sát sẽ lưu ý tình tiết này.

Báo cáo Thủ tướng trước ngày 30-10

Kết thúc buổi làm việc, ông Cẩn kết luận: Chúng tôi đề nghị các bộ, ngành chưa gửi báo cáo thì sớm gửi trong ngày mai, cộng với nội dung hôm nay chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng trước ngày 30-10.

Việc xác định dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, trốn thuế… của Asanzo mới chỉ là những xác định ban đầu. Có những vi phạm đã xử lý hành chính, có những nội dung có dấu hiệu vi phạm hình sự thì cơ quan điều tra sẽ tiếp nhận, tiếp quản và tiếp tục điều tra, xác minh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Công an, Viện KSND tối cao sớm thực hiện và xác minh nhanh và xử lý theo quy định pháp luật.

Asanzo có dấu hiệu giả mạo xuất xứ và lừa dối người tiêu dùng Asanzo có dấu hiệu giả mạo xuất xứ và lừa dối người tiêu dùng

TTO - Sáng 28-10, tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành về kết quả kiểm tra, xác minh các nghi vấn sai phạm liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Asanzo.

LÊ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp