Ảnh minh họa. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Lượng rượu bia trung bình sử dụng trên thế giới là khoảng 6,2 lít/người/năm. Ở Việt Nam, con số này đang là trên 6,6 lít/người/năm.
Theo quan sát của chị Thảo Ngọc (Q.7, TP.HCM), ở nông thôn các hộ dân thường tự nấu rượu hoặc ngâm rượu mà ít khi được cơ quan thống kê, quản lý. Chị cũng nhận thấy người ở nông thôn thường ít khi bỏ tiền ra mua bia vì họ quan niệm chỉ khi nhậu “sang” thì mới uống bia, còn bình thường là dùng rượu.
>> Chị Thảo Ngọc
Anh Nguyễn Minh Hiển (huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) cũng cho rằng những bạn trẻ sẽ thích uống bia còn người lớn thì uống rượu vì thói quen từ xưa đến nay. Anh Hiển nhận định, các bạn trẻ ngày nay đã quá lạm dụng rượu bia, cứ rảnh là uống.
>> Bạn Nguyễn Minh Hiển
Bà Vũ Thị Minh Hạnh - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế - cho biết, rượu Việt Nam phần nhiều là tự chế, không chính thống.
Như ở Sơn La, người kinh doanh chỉ cần ngâm men rượu Trung Quốc với gạo sống trong 2 ngày là có rượu uống, còn miền Nam thì
pha cồn vào can nước rồi phơi nắng 8-9 tiếng là thành rượu. Hiện còn rất ít nơi nấu theo kiểu chưng cất truyền thống.
>> Bà Vũ Thị Minh Hạnh
Nước ngoài không mở quán rượu vào ngày thường
Chị Thu Nguyệt - người làm trong lĩnh vực kinh doanh, đã từng đi nhiều nơi trên thế giới cũng như giữa các thành phố lớn ở Việt Nam - nhận thấy: “Ở Hà Nội và TP.HCM, hầu như mọi người có thể uống rượu bia ngoài hàng quán mọi thời điểm trong ngày, nhất là buổi trưa và từ 5g chiều.
Thậm chí nhiều quán sẵn sàng mở cửa thâu đêm để phục vụ theo nhu cầu”.
>> Chị Thu Nguyệt
Khi có dịp công tác ở nhiều nước như Mỹ, Úc và một vài nước Châu Á, chị Thu Nguyệt nhận thấy việc kinh doanh của các quán bar, beer club là không có hoặc rất ít mở cửa vào những ngày thường, hoạt động chỉ đông đúc vào 3 ngày cuối tuần, phục vụ khách du lịch, người bản xứ thì hầu như ở nhà.
Người Việt khá dễ tính ở việc lựa chọn thức uống có cồn (họ uống bất cứ thứ gì có thể say) còn người nước ngoài chọn lọc và nghiên cứu kĩ hơn về nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng của đồ uống thay vì cứ thách nhau, chuốc cho nhau say.
>> Chị Thu Nguyệt
Anh Thanh Tâm - nhiếp ảnh gia tự do - cho hay: “Ở các nước phát triển, người ta đi làm cả ngày, chiều thì uống một chút để giải khuây và lấy lại năng lượng để tiếp tục làm việc”.
>> Anh Thanh Tâm
Theo chị Nguyệt, cần quản lý chặt chẽ hơn việc trẻ em chưa đủ tuổi sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích vì các quán bar hiện tại có rất đông các bạn trẻ còn trong độ tuổi đi học, đồng thời cần hải quy định và quản lý chặt chẽ hơn về thời gian kinh doanh của các hàng quán kinh doanh mặt hàng này
>> Chị Thu Nguyệt
Ảnh minh họa. Ảnh: T.T.D |
Năm 2025, rược bia cán mốc 7 lít/người/năm.
Nhiều chuyên gia cho rằng dùng rượu bia ở một mức độ phù hợp sẽ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, bà Vũ Thị Minh Hạnh cho biết khi chúng ta khuyến cáo cộng đồng thì phải dựa trên sức khỏe thể chất, đặc điểm sinh học của tộc người và văn hóa của mỗi tộc người.
Trên thực tế, ở Việt Nam, những người sử dụng rượu bia chưa bao giờ chủ động trong việc điều tiết vì mục đích của họ không là sức khỏe mà vì các hoạt động giao tiếp, duy trì các mối quan hệ và thỏa mãn nhu cầu bản thân.
>> Bà Vũ Thị Minh Hạnh
Năm 2012, Việt Nam tiêu thụ 3 tỉ lít bia. Bà Hạnh tính đơn giản nhân 22.000 đồng/lít bia thì kết quả cho ra khoảng 3 tỉ đô-la. Trong khi đó, đóng góp của ngành sản xuất rượu bia chỉ đạt 800 triệu đô la. Điều đó đồng nghĩa, chi phí để tiêu thụ rượu bia đã cao gần 4 lần mức đóng góp cho ngân sách nhà nước của ngành sản xuất sản phẩm này.
>> Bà Vũ Thị Minh Hạnh
Theo bà Hạnh, Việt Nam là một trong những thị trường rất hấp dẫn của các công ty đa quốc gia về rượu bia.
Lượng rượu bia trung bình sử dụng trên thế giới là khoảng 6,2 lít/người/năm và trong 15 năm qua không thay đổi, đã đạt ngưỡng bão hòa. Ở Việt Nam, con số này đang là trên 6,6 lít/người/năm gần gấp đôi giai đoạn 2003-2005 và dự tính, đến năm 2025, rược bia cán mốc 7 lít/người/năm.
Vì vậy, đồ thị tăng trưởng của thế giới là một đường nằm ngang trong khi của Việt Nam là dốc thẳng đứng.
>> Bà Vũ Thị Minh Hạnh
“Có 60,5% nam và 22% nữ đã từng say rượu bia, tức có ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, 20,8% nam vị thành niên có lái xe sau khi uống rượu bia và đã bị chấn thương. Điều đáng lo ngại là nhóm nguy cơ cao nổi trội lại là nam giới trong độ tuổi lao động” - bà Hạnh nhấn mạnh.
>> Bà Vũ Thị Minh Hạnh
Dự thảo quy định về sử dụng rượu bia bị phản đối? Theo bà Hạnh, ở các nước, quy định về điểm bán, giờ bán và đối tượng mua rượu bia rất rõ ràng, chặt chẽ: Không thể mua nếu chưa đủ 18 tuổi, hạn chế tối đa việc quản cáo rượu bia trong khung giờ trẻ em thường xem truyền hình hoặc đơn cử như Thái Lan - một đất nước du lịch nhưng vẫn quy định giờ mua rượu bia cụ thể. Người dân các nước bạn đã đạt tới trình độ tiêu dùng thông thái. Họ yêu cầu phải biết nguồn gốc sản phẩm và tự ý thức về mức độ sử dụng cũng như tự giác gửi xe nếu say xỉn chứ không bất chấp lái xe về. Còn ở Việt Nam, khi chúng ta chỉ mới dự kiến quy định giờ bán rượu bia thì đã nhận về nhiều ý kiến phản đối! >> Bà Vũ Thị Minh Hạnh 6 Được biết, kể từ 1-4-2015, Chính phủ Singapore bắt đầu thực thi lệnh cấm bán thức uống có cồn từ sau 22g30 mỗi ngày và sau 19g đến sáng hôm sau trong những ngày cuối tuần và lễ tết. Quy định này đã nhận được sự ủng hộ của hơn 80% người dân Singapore. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận