28/05/2018 16:44 GMT+7

Vitamin - Con dao hai lưỡi

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Vitamin rất cần cho cơ thể, song nếu sử dụng quá nhiều, lượng vitamin dư thừa sẽ tích lũy lại ở gan và gây ngộ độc.

Vitamin - Con dao hai lưỡi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: prezibase.com

Trong thực hành lâm sàng và điều trị, các thầy thuốc thường hiếm gặp những trường hợp thiếu hoặc thừa vitamin điển hình, song không phải là không có bởi lẽ việc kê đơn thuốc hiện nay trong "cơ chế thị trường’ không sao tránh khỏi các đơn thuốc có quá nhiều vitamin hoặc chế phẩm có vitamin. Điều đó, đôi khi gây ngộ độc cho bênh nhân nhất là các đối tượng là trẻ em. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng vì thương con nên đã tự ý mua quá nhiều vitamin cho con mình dùng từ nhiều ngày đến nhiều tháng dẫn đến quá liều hoặc ngộ độc vitamin, thậm chí có trường hợp quá liều hoặc thậm chí tử vong.

Vitamin cũng là con dao hai lưỡi

Vitamin rất cần thiết cho cơ thể, song nếu sử dụng quá nhiều so với nhu cầu và khả năng hấp thụ của cơ thể, lượng vitamin dư thừa sẽ tích lũy lại ở gan và gây ngộ độc, nghĩa là bổ sung vitamin giúp cơ thể đầy đủ dưỡng chất hơn, nhưng không phải lúc nào bổ sung vitamin cũng đúng mà phải biết cách vì nếu không, quá liều vitamin còn nguy hại hơn rất nhiều. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện tại, việc lạm dụng vitamin được xếp vào hàng báo động thứ  3 sau lạm dụng kháng sinh và steroid…

Thuốc là con dao hai lưỡi, vì vậy, không thể sử dụng thoải mái theo kiểu "cứ uống - không bổ ngang thì cũng bổ dọc". Các vitamin tan trong nước (như  vitamin C, các vitamin nhóm B, vitamin PP…), nếu lượng uống vào có dư hơn nhu cầu chút đỉnh thì cơ thể sẽ đào thải qua hệ bài tiết hoặc tiêu hoá. Nhưng nếu lượng vitamin tan trong nước quá cao so với nhu cầu thì cơ thể sẽ bị ngộ độc do không đào thải kịp. Đối với các loại vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D, E…), cơ thể sẽ không thể đào thải được lượng dư thừa mà sẽ tích lũy lại.

Dùng vitamin càng nhiều càng tốt - có đúng không?

Một số vitamin có thể giúp con người phòng chống lão hóa và một số bệnh ung thư. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta cho rằng, càng dùng nhiều vitamin thì càng tốt cho sức khỏe, ngược lại nếu dùng quá liều có thể dẫn đến ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Nhìn chung, vitamin là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Do cơ thể không tự tổng hợp được hoặc tổng hợp được rất ít nên việc cung cấp vitamin là cần thiết cho cơ thể. Tuy lượng cung cấp nhỏ, thậm chí rất nhỏ nhưng số vitamin cần thiết có đến 13 loại, gồm bốn vitamin tan trong dầu là A, D, E, K và chín vitamin tan trong nước như vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, PP…). Hàng ngày, cơ thể cần một lượng vitamin rất nhỏ để đảm bảo các hoạt động bình thường của cơ thể. Tuy là ít nhưng chúng giữ vai trò rất quan trọng, nếu thiếu sẽ gây ra bệnh. Nhưng việc cung cấp vitamin qua thức ăn nước uống là đủ (ăn uống phong phú và đa dạng theo ô vuông thức ăn).

Trong những trường hợp cần thiết do cơ thể suy kiệt sau đợt ốm dài ngày, hoặc tiêu chảy, không hấp thu được vitamin thì việc bổ sung qua đường uống dưới dạng thuốc là cần thiết. Nếu dùng quá liều cũng sẽ gây ngộ độc vì vitamin. Ví dụ, ngộ độc vitamin A gây triệu chứng biếng ăn, nhức đầu, nôn mửa; ngộ độc vitamin D có thể gây xương hóa sụn sớm... Do vậy, không những không có tác dụng chữa còi xương mà còn gây lùn. Nhìn chung nhóm vitamin tan trong dầu do không thải trừ được qua nước tiểu nên dễ dẫn đến ngộ độc hơn là nhóm vitamin tan trong nước.

Khi nào thì  nên uống bổ sung vitamin?

Trong các loại thực phẩm, rau quả tươi đã có chứa nhiều vitamin thiên nhiên. Chỉ cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý (bao gồm chất bột, thịt, mỡ, cá, trứng, sữa, rau quả tươi) và cân bằng với nhu cầu cơ thể (theo tháp dinh dưỡng) là đã bảo đảm đủ vitamin cho cơ thể. Những trường hợp thật sự cần thiết - như  những người ăn kiêng (có thể thiếu một số loại vitamin, chẳng hạn kiêng chất béo tuyệt đối sẽ thiếu vitamin A và D) - hoặc những người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mới cần được uống bổ sung vitamin. 

Thế nhưng, các chuyên gia cũng khuyến cáo: Chỉ nên uống bổ sung vitamin khi thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh lý điển hình (do thiếu hụt vitamin nào đó). Như khi thấy có triệu chứng Scorbut (chảy máu chân răng, chảy máu dưới da, mệt mỏi, vết thương khó lành) thì phải bổ sung vitamin C. Khi bị phù thũng, ăn chậm tiêu, hãy bổ sung vitamin B1. Nếu khô da, khô mắt thì phải uống vitamin A. Trẻ em bị còi xương phải được uống vitamin D.

Ngoài ra, những trường hợp sau nên uống bổ sung vitamin:

- Người phải lao động gắng sức, hoặc suy nghĩ căng thẳng, bị stress; hoặc những người phải làm việc, đi lại nhiều ngoài trời nắng nóng, mất nhiều mồ hôi.

- Người bị suy nhược cơ thể hoặc sút cân nhanh.

- Người mới ốm dậy hoặc sau khi được phẫu thuật, người bị sốt cao kéo dài…

- Người mắc các bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày - hành tá tràng, bệnh đường ruột, cường tuyến giáp, ung thư, suy thận, người nghiện rượu, thuốc lá…

- Trẻ em sinh non (sinh thiếu tháng).

Điều quan trọng nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại vitamin nào bởi như đã phân tích ở trên, vitamin cũng là con dao hai lưỡi.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp