27/09/2018 09:57 GMT+7

Virút hợp bào hô hấp gây bệnh

H.LỘC - X.MAI - T.DƯƠNG  - L.ANH
H.LỘC - X.MAI - T.DƯƠNG - L.ANH

TTO - Tại TP.HCM cũng như ở Hà Nội, có nhiều bệnh nhân bị nhiễm virút hợp bào hô hấp. Đây là loại bệnh dễ lầm tưởng với cảm cúm thông thường. Nhiều trẻ bị bệnh nặng phải thở ôxy, thở máy do viêm phổi, viêm tiểu phế quản…

Virút hợp bào hô hấp gây bệnh - Ảnh 1.

Khám cho trẻ sơ sinh tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 - Ảnh: X.MAI

Theo ông Trần Minh Điển - phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, hay xuất hiện vào các thời điểm thời tiết trở trời, gây bệnh ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên đây không phải là căn như nhiều tờ báo, trang tin đã đưa.

Coi chừng khó thở

Cách đây một tuần, trước khi nhập viện tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), bé T.M.T. (6 tháng tuổi, TP.HCM) có biểu hiện sốt nhẹ, sổ mũi, thở khò khè, thỉnh thoảng hắt hơi…

Thoạt đầu, phụ huynh bé T. cứ ngỡ bé chỉ cảm sốt thông thường nên tự mua thuốc về cho bé uống. Tuy nhiên chỉ sau một ngày, các triệu chứng trên ngày càng nặng, kèm theo khó thở. Bất an, gia đình đưa bé nhập viện.

Tại đây các bác sĩ kết luận bé T. bị viêm tiểu phế quản do nhiễm virút hợp bào hô hấp gây ra.

Tương tự, bé N.M.Đ. (5 tháng tuổi, Long An) cũng nhập viện trong tình trạng sốt cao, khó thở, bỏ bú, ho mạnh, nước mũi chảy liên tục.

Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận bé Đ. dương tính virút hợp bào hô hấp, dẫn đến viêm phổi và viêm phế quản. Phụ huynh bé Đ. cho biết thêm bé sinh thiếu 2 tháng nên thể trạng và sức đề kháng yếu, hay bệnh lặt vặt, khi bệnh thì rất khó bình phục.

Không chỉ riêng trường hợp bé T. và bé Đ., nhiều phụ huynh khác đang có con điều trị virút hợp bào hô hấp tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 cũng cho rằng trước đó họ lầm tưởng bệnh này chỉ là cảm cúm thông thường nên chủ quan.

Virút lây mạnh

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết thời gian qua có nhiều trẻ em nhập viện do virút hợp bào hô hấp.

"Bệnh có nhiều năm nay, thường bùng phát vào tháng 9, 10 hằng năm và kéo dài khoảng vài tháng. Trong vòng hai năm đầu đời, trẻ nhỏ hay bị nhiễm viêm hô hấp do virút này gây ra, đặc biệt đối với các trẻ sanh non, bệnh tim mạch, miễn dịch kém, suyễn… khi nhiễm bệnh có nguy cơ nặng hơn" - bác sĩ Khanh nói.

Theo bác sĩ Khanh, virút hợp bào gây bệnh viêm hô hấp cho cả trẻ em và người lớn, triệu chứng giống như cảm cúm.

Nếu bệnh nhẹ trẻ chỉ nóng, ho, sổ mũi khoảng 5-7 ngày; còn nặng kéo dài khoảng vài tuần với các biểu hiện ho nhiều, thở mệt, mũi đặc, bú không nổi, sốt cao li bì do viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

Đặc biệt, nếu trẻ bị bội nhiễm thêm vi trùng thì buộc phải điều trị dài ngày.

Do virút này lây rất mạnh, chỉ cần hít phải hơi hoặc vô tình "hứng" cơn ho của người bệnh đều có thể bị lây và từ đó phát tán diện rộng.

Bác sĩ Khanh khuyến cáo: "Biện pháp chủ yếu hiện nay là tuyên truyền ý thức phòng bệnh, bởi bệnh này hiện chưa có văcxin điều trị. Do đó, khi bị bệnh không tiếp xúc với trẻ nhỏ, tránh nơi đông người, luôn rửa tay sạch sẽ".

Một ca tử vong, nhiều ca thở máy do bệnh tay chân miệng

tre1

Một bệnh nhi bị tay chân miệng nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

Theo phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Huỳnh Cao Hải, hôm 25-9 có một người ngụ huyện Định Quán (Đồng Nai) tử vong do mắc tay chân miệng.

Thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 20-9 toàn tỉnh ghi nhận 6.102 người mắc bệnh tay chân miệng. Một tuần có đến 772 người mắc bệnh tay chân miệng.

Ghi nhận tại khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai, trung bình mỗi ngày có khoảng 90 ca điều trị nội trú do mắc tay chân miệng, tăng 3 lần so với tháng trước khiến khoa quá tải. Đặc biệt, bệnh năm nay diễn tiến nhanh và phức tạp hơn mọi năm, rất nhiều ca phải thở máy.

Bệnh tay chân miệng cũng đang gia tăng nghiêm trọng tại TP.HCM. Ghi nhận ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 vào thời điểm hiện tại tăng gấp 5 lần so với cách đây một tháng, trong đó có nhiều ca nặng độ 3, độ 4.

Số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện Bệnh viện Nhi đồng TP cũng gia tăng đột biến hai tuần nay. Ngày 26-9, có 48 trẻ mắc bệnh tay chân miệng nằm điều trị, trong khi trước đó chỉ có mười mấy ca mỗi tuần.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tăng nhanh trong hai tuần gần đây.

Để phòng bệnh tay chân miệng, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường giám sát tại các nhà trẻ, nhóm trẻ.

A LỘC - T.DƯƠNG

H.LỘC - X.MAI - T.DƯƠNG - L.ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp