Phóng to |
Trưởng Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương Tô Huy Rứa (thứ hai từ phải sang) và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân (thứ hai từ trái sang) tặng hoa cho học sinh giỏi đoạt giải quốc tế - Ảnh: Việt Dũng |
Đây là lần đầu tiên một buổi lễ long trọng được tổ chức nhằm tôn vinh những học sinh có thành tích xuất sắc, đạt kết quả cao trong các kỳ thi quốc tế nhằm động viên, khích lệ các học sinh, sinh viên tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong học tập và công tác để đạt thành tích cao và kết quả mới, đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Lễ tôn vinh cũng là dịp để những học sinh đoạt giải quốc tế gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm qua những phần giao lưu với các khách mời là các cựu học sinh, các thầy cô giáo từng đưa học sinh đi thi quốc tế, các giáo sư, tiến sĩ và các quan chức của Bộ GD-ĐT.
Hơn 70 học sinh, cựu học sinh đoạt giải quốc tế (đại diện 415 học sinh đoạt giải quốc tế tính từ 1974 đến nay) đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao kỷ niệm chương trong buổi lễ tôn vinh.
Làm công ty riêng cũng tốt. Nguyễn Minh Hiếu (25 tuổi, giải ba hóa năm 1999, giám đốc Công ty cổ phần Dream Viet):
Phóng to |
Mặc dù khó khăn nhưng tôi và một người bạn quyết định thành lập Công ty Giấc Mơ Việt (Dream Viet) chuyên cung cấp thông tin về sản phẩm công nghệ cho khách hàng. Trải qua một năm khó khăn đến nay công ty đã hoạt động ổn định. Tôi không ân hận khi từ bỏ công ty nước ngoài để lập nghiệp vì đây là ước mơ mình theo đuổi từ năm 2 ĐH.
Tôi nghĩ mỗi người có một suy nghĩ riêng, có người sợ khó khăn khi về VN không có môi trường làm việc nhưng tôi chấp nhận thử thách. Tôi đã nung nấu ý định về nước làm từ khi còn ở nước ngoài. Theo tôi, làm công ty riêng cũng có thể đóng góp cho sự phát triển của đất nước khi nó phát triển đủ mạnh.
Lập nhóm nghiên cứu, đào tạo bạn trẻ. TS Phan Thị Hà Dương (33 tuổi, giải ba toán năm 1990, công tác tại Viện Toán học):
Phóng to |
Từ ngày đi du học trong thâm tâm tôi đã muốn được về nước làm việc nhưng phải chọn thời điểm phù hợp khi mình tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm. Ngoài tình cảm gia đình, được làm việc trong nước là niềm vui của mình. Hiện tại tôi đang muốn lập nhóm nghiên cứu đề tài mình đang đeo đuổi và đào tạo các bạn trẻ. Với các bạn trẻ đang học ở nước ngoài muốn đóng góp cho đất nước cũng không nhất thiết phải về nước làm việc mà các bạn có thể đóng góp bằng nhiều cách.
Quan trọng là sử dụng hết kiến thức. Hoàng Đức Việt Dũng (22 tuổi, giải nhì tin học năm 2001):
Phóng to |
Tôi làm ở nước ngoài không có nghĩa là không trở về VN làm việc mà tôi muốn trở về với một tư cách khác: có đủ kinh nghiệm và kiến thức để phát triển ở đất nước tôi. Thật sự trong quá trình học, chúng tôi thiếu thông tin tuyển dụng của các công ty trong nước nên muốn đi làm ở nước ngoài 5-10 năm rồi sẽ hoàn toàn tự tin khi trở về VN.
Mở rộng tầm nhìn để về nước làm việc Lê Đình Hùng (23 tuổi, giải nhì toán 2001):
Phóng to |
Lấy một ví dụ so sánh, năm đầu ở cấp đại học (tôi đã từng học hai năm đầu ở Đại học Bách khoa, một trong những trường đại học lớn nhất VN), tôi cũng không có nhiều cơ hội được sử dụng máy móc.
Tuy nhiên khi sang NTU học thì mỗi môn học, phần lý thuyết luôn đi kèm với thực hành. Mỗi môn học đều có đề tài thực nghiệm, và hằng tuần sinh viên phải lên phòng thí nghiệm với đầy đủ thiết bị máy móc, chương trình cần thiết để hoàn thành đề tài của mình như là một yêu cầu của đề tài khoa học.
Vào năm cuối, mỗi sinh viên sẽ được cấp cả máy tính để phục vụ việc làm luận văn. Mỗi một đề tài hoặc dự án đều có thể yêu cầu nhà trường hỗ trợ về tài chính lên đến vài nghìn đôla Singapore.
Còn một năm nữa sẽ tốt nghiệp và tôi muốn tiếp tục đi làm ở nước ngoài một thời gian để có nhiều cơ hội tiếp xúc với công nghệ, kiến thức nhằm mở rộng tầm nhìn, kiến thức sống trước khi về nước làm việc lâu dài.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận