28/11/2013 19:06 GMT+7

Vĩnh Biệt "nhà Đào Tấn học"

TRƯỜNG ĐĂNG
TRƯỜNG ĐĂNG

TTO - “Nhà Đào Tấn học” là biệt danh mà nhà thơ Thanh Thảo cùng nhiều bạn bè yêu mến gọi nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu hát bội nổi tiếng Vũ Ngọc Liễn.

FE68Qk66.jpgPhóng to
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn - Ảnh: Trường Đăng

Cụ Vũ Ngọc Liễn sinh năm 1924 tại xã Nhơn Lý, TP Qui Nhơn, Bình Định đã đột ngột qua đời trưa ngày 28-11 tại nhà riêng ở thành phố Quy Nhơn, thọ 90 tuổi.

Từ năm 1950, Vũ Ngọc Liễn tham gia đoàn hát và nghiên cứu hát bội. Năm 1959 đến 1966, ông học Hý khúc Học viện (Bắc Kinh, Trung Quốc) rồi nghiên cứu sinh tại Trung Quốc Hý khúc nghiên cứu viện. Về nước ông công tác ở Ban Lý luận phê bình, Phòng Nghệ thuật Cục Biểu diễn.

Về Bình Định, Vũ Ngọc Liễn phụ trách Phòng nghiên cứu Nhà hát Tuồng Đào Tấn. Sau một thời gian cống hiến và làm việc tại Nhà hát tuồng Đào Tấn, năm 1986 ông về hưu và tiếp tục nghiên cứu, các tác phẩm có giá trị chủ yếu ra đời trong thời kỳ này.

Ông viết nhiều thể loại: phiếm luận, truyện danh nhân, đặc biệt nghiên cứu sân khấu hát bội nói chung, danh nhân Đào Tấn nói riêng, người được cho là hậu tổ hát bội ở miền Trung. Một số tác phẩm chính của Vũ Ngọc Liễn: Thư mục tư liệu Đào Tấn; Kẻ sĩ đất Thang Mộc; Góp nhặt dọc đường (1,2); Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu – ông đồ nghệ sĩ; đặc biệt là bộ ba về Đào Tấn: Đào Tấn – thơ và từ, Đào Tấn – tuồng hát bội, Đào Tấn – qua thư tịch. Đây là bộ sách đóng góp lớn cho nghệ thuật tuồng và được trao tặng giải A của giải Xuân Diệu – Đào Tấn (Bình Định) và Giải thưởng Nhà nước năm 2012.

Nói về sự đóng góp của Vũ Ngọc Liễn, NSƯT Nguyễn Gia Thiện, phó giám đốc Nhà hát tuồng Đào Tấn, Bình Định cho biết: “Vũ Ngọc Liễn là cây đại thụ trong nghiên cứu chuyên sâu về hát bội và danh nhân Đào Tấn, ông đóng góp lớn trong việc gìn giữ và phát triển hát bội ở Bình Định. Đặc biệt ông rất quan tâm, khuyến khích giới trẻ phát triển nghệ thuật tuồng và bài chòi Bình Định nên ông đã sáng lập ra Quỹ Vũ Ngọc Liễn - khuyến tài hát bội, bài chòi Bình Định”.

Tuy tuổi đã cao nhưng Vũ Ngọc Liễn luôn tự cho mình là “người ham chơi”, “không chịu già”. Ông là người hóm hỉnh, phong lưu, say mê làm việc và cống hiến trọn đời mình cho văn hóa, nghệ thuật tuồng Bình Định.

TRƯỜNG ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp