06/02/2012 14:52 GMT+7

Vĩnh biệt cựu danh thủ Phạm Văn Lắm

M.HÀ
M.HÀ

TTO - 23g18 đêm 5-2, cựu danh thủ Phạm Văn Lắm (tức Lắm “rỗ”) đã trút hơi thở cuối cùng sau hơn ba năm chống chọi với hàng loạt căn bệnh hiểm nghèo: nhũn não, viêm phối cấp, nhồi máu não bán cầu.

2PNRnWcm.jpgPhóng to
Cựu danh thủ Hồ Thanh Cang cùng đại diện LĐBĐVN (giữa) thăm hỏi danh thủ Phạm Văn Lắm (phải) trong tiệc tất niên Hội cựu tuyển thủ vào năm 2008 - Ảnh: S.H.

Cố danh thủ Phạm Văn Lắm chào đời năm 1943 tại Bạc Liêu, nhưng lại thành danh với bóng đá Sài Gòn từ những năm 1960.Trước năm 1975, ông lần lượt chơi cho các đội Tổng Tham Mưu, Quan Thuế. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, do đang là “quân số” của Quan Thuế (Hải Quan ngày nay) nên ông được lưu dụng đá cho Hải Quan từ năm 1975 đến cuối năm 1978.

Do nhà thuê quá xa và chật hẹp nên thi hài của ông Phạm Văn Lắm được đặt tại nhà quàn của trại hòm ở số 174-176 Trường Chinh, phường 13, quận Tân Bình.

Lễ di quan sẽ diễn ra lúc 6g ngày 8-2-2012, sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

Trước năm 1975, ông là cầu thủ thuộc lớp “thế hệ vàng” của bóng đá miền Nam như Tam Lang, Đỗ Thới Vinh, Huỳnh Văn Có, Hồ Thanh Cang, Hồ Thanh Chinh, Lâm Hồng Châu…

Tên tuổi của ông tuy không nổi tiếng bằng các đồng nghiệp, nhưng bộ sưu tập thành tích bóng đá trên đấu trường quốc tế khá đáng nể: vô địch Merdeka năm 1966, HCB SEAP Games (nay gọi là SEA Games) vào năm 1967 và 1973, HCĐ SEAP Games năm 1971.

Thuở còn thi đấu, ông khá kiệm lời trên sân cỏ nhưng luôn chơi bóng đầy quyết liệt và đôi lúc nóng tính. Cũng chính vì không kềm chế được sự nóng nảy, ông và một tuyển thủ Ấn Độ đã lao vào hành hung nhau trong trận bán kết Merdeka cup 1966. Kết quả cả hai cùng nhận thẻ đỏ rời sân sớm. Trận bán kết này, tuyển miền Nam VN thắng Ấn Độ 1-0, lọt vào chung kết nhưng trung vệ Phạm Văn Lắm không được thi đấu vì thẻ phạt, lão tướng Huỳnh Văn Có vào đá thay bên cạnh trung vệ thủ quân Tam Lang và đoạt chức vô địch sau khi thắng 1-0 trước Myanmar.

Năm 2006 ông bị đột quỵ, do nhà quá nghèo vợ và các con buộc phải bán căn nhà nhỏ trên đường Trần Văn Đang (quận 3) để chạy chữa cho ông. Cả gia đình phải dời về căn nhà thuê ở Bình Chánh. Từ năm 2009 đến nay ông nằm liệt một chỗ, sống đời sống thực vật. Cách đây vài tháng vợ ông qua đời vì bệnh nặng.

Ngày 6-2, đại diện báo Tuổi Trẻ đã đến giường bệnh của cựu tuyển thủ Võ Văn Biển để trao số tiền 20 triệu đồng do ông Trần Lương (đồng đội cũ của ông Biển ở đội bóng đá Sở Công Nghiệp), hiện công tác trong một doanh nghiệp ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai tặng. Ngày 30-1, ông Lương đã đến văn phòng Đông Nam bộ báo Tuổi Trẻ (TP Biên Hòa, Đồng Nai) nhờ chuyển cho ông Biển số tiền trên.

T.P.

M.HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp