07/05/2019 11:47 GMT+7

Vietnam Airlines còn nhiều thách thức sau khi đưa 1,4 tỉ cổ phiếu lên sàn

TRẤN KIÊN
TRẤN KIÊN

TTO - Sáng 7-5, Vietnam Airlines đưa hơn 1,4 tỉ cổ phiếu niêm yết trên sàn HoSE, nhằm tìm cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư mới, tuy nhiên, các báo cáo liên quan cũng ghi nhận có nhiều thử thách đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này.

Vietnam Airlines còn nhiều thách thức sau khi đưa 1,4 tỉ cổ phiếu lên sàn - Ảnh 1.

Lãnh đạo Vietnam Airlines và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đánh cồng niêm yết, đưa hơn 1,4 tỉ cổ phiếu lên sàn HoSE - Ảnh : Trấn Kiên

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines vừa niêm yết 1.418.290.847 cổ phiếu HVN trên sàn HoSE với giá chào sàn là 40.600 đồng/cổ phiếu.

Đợt lên sàn lần này của Vietnam Airlines có quy mô lớn nhất kể từ đầu năm 2019 và chỉ xếp thứ hai sau sự kiện lên sàn của gần 2,68 tỉ cổ phiếu VHM thuộc Vinhomes cách đây khoảng một năm (17-5-2018).

Bên cạnh thuận lợi, Vietnam Airlines cũng khẳng định nhiều nhân tố rủi ro. Đầu tiên, giá nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của hãng hàng không này, trung bình khoảng 27%.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018, ở thời điểm 31-12-2018, Vietnam Airlines có nợ thuê tài chính gốc ngoại tệ đạt giá trị gần 1,12 tỉ USD và các khoản vay ngắn hạn lẫn dài hạn có gốc ngoại tệ tại nhiều ngân hàng là 11.603 tỉ đồng trên tổng số 12.515 tỉ đồng (chiếm tỉ trọng 92,7%).

Ngoài ra, báo cáo tài chính cũng cho thấy doanh nghiệp nắm giữ 1.284,7 tỉ đồng giá trị quy đổi của nhiều loại ngoại tệ.

Đồng thời, khoản lỗ chênh lệch tỉ giá hối đoái ghi trong mục chi phí tài chính năm 2018 tăng thêm hơn 1.031,5 tỉ đồng so với năm 2017.

Trong lúc đối thủ cạnh tranh lớn nhất tại thị trường VN tăng trưởng mạnh thì kết thúc năm tài chính 2018, lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines là 2.598,5 tỉ đồng, giảm nhẹ 2,27% so với năm 2017. Tổng tài sản của doanh nghiệp tại ngày 31-12-2018 là 73.543 tỉ đồng, cũng giảm 5.654 tỷ đồng so với năm 2017 (tương đương 7,1%). 

Theo lý giải của Vietnam Airlines, xu hướng giảm tổng tài sản nằm trong định hướng quản trị nhằm tối ưu hóa nguồn lực, theo đó, doanh nghiệp giảm tỷ lệ mua (sở hữu) máy bay mới, tăng tỷ lệ máy bay hoạt động theo hình thức bán và thuê lại (SLB).





TRẤN KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp