06/04/2024 10:32 GMT+7

Việt Nam vượt Thái Lan trong xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, nhờ đâu?

Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc 2 tháng đầu năm nay nhờ có sầu riêng trái vụ.

Vượt Thái Lan, Việt Nam dẫn đầu cuộc đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc - Ảnh: C.TUỆ

Vượt Thái Lan, Việt Nam dẫn đầu cuộc đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc - Ảnh: C.TUỆ

Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết hai tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập hơn 53.000 tấn sầu riêng tươi từ các nước với giá trị hơn 283 triệu USD.

Chiếm 57% thị phần

Thống kê cho thấy Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc với khối lượng đạt gần 33.000 tấn, trị giá 161 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Hai tháng đầu năm nay, thị phần sầu riêng của Việt Nam tại Trung Quốc đã tăng lên mức 57%. Cả năm 2023 Việt Nam chiếm khoảng 32%.

Trong khi đó, Thái Lan tụt xuống vị trí thứ 2 về nguồn cung sầu riêng cho Trung Quốc với khối lượng đạt hơn 19.000 tấn, trị giá 120 triệu USD, giảm 50,3% về lượng và 45,2% về trị giá so với cùng kỳ.

Ngoài 2 nguồn cung kể trên, Trung Quốc còn nhập khẩu sầu riêng từ Philippines nhưng thị phần khá nhỏ, chỉ khoảng 1% (2,2 triệu USD).

Dù khối lượng xuất khẩu dẫn đầu song giá sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt bình quân 4.916 USD/tấn, thấp hơn so với Thái Lan 6.133 USD/tấn, nhưng cao hơn so với 3.075 USD/tấn của Philippines.

Việt Nam có nhiều thế mạnh

Ông Đặng Phúc Nguyên - tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam - cho biết sầu riêng Việt Nam có lợi thế sản lượng dồi dào, cho thu hoạch quanh năm, đặc biệt sầu riêng trái vụ không bị cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan.

Ngoài ra, một lợi thế của sầu riêng khi xuất khẩu sang Trung Quốc là thời gian vận chuyển nhanh hơn nên giá thành cạnh tranh.

Đây là những yếu tố giúp cho sầu riêng Việt Nam tạo được bước tiến lớn tại thị trường Trung Quốc chỉ sau chưa đầy 2 năm gia nhập thị trường 1,4 tỉ dân này.

Hết năm 2023, diện tích sầu riêng của Việt Nam khoảng 110.000ha, sản lượng khoảng 900.000 tấn (gấp hơn 2 lần cả về diện tích và sản lượng so với năm 2018).

Ông Nguyễn Quang Hiếu - trưởng Phòng hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt mã số cho Việt Nam 708 vùng trồng và 168 cơ sở đóng gói sầu riêng.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 595.000 tấn sầu riêng sang thị trường Trung Quốc với giá trị hơn 2,1 tỉ USD.

Theo ông Hiếu, sầu riêng của Việt Nam cũng đã khẳng định được chất lượng sản phẩm, mặc dù mới xuất khẩu từ tháng 9-2022 nhưng cũng đã chiếm 32% thị phần tại thị trường Trung Quốc và chỉ đứng sau Thái Lan (chiếm 68%).

Hiện Cục Bảo vệ thực vật đang hoàn tất hồ sơ để chuẩn bị ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc. Khi mở cửa thành công sẽ là một bước tiến quan trọng cho ngành hàng sầu riêng Việt Nam.

"Nếu tận dụng tốt cơ hội, lợi thế và tổ chức sản xuất chuyên nghiệp, đồng thời không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng thì ngành hàng sầu riêng của Việt Nam sẽ không cần phải lo về chỗ đứng, thị phần mà có thể vượt qua sầu riêng của Thái Lan, chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc" - đại diện Cục Bảo vệ thực vật nhận định.

Giá sầu riêng chạm mốc 200.000 đồng/kg đầu năm, nhà vườn phấn khởiGiá sầu riêng chạm mốc 200.000 đồng/kg đầu năm, nhà vườn phấn khởi

Ngày 12-2 (tức mùng 3 Tết), nhiều vựa thu mua sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đã mua với giá 200.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong khoảng một năm qua, tương đương với mức giá hồi cuối năm 2022.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp