Phóng to |
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng (bìa phải) tại hội nghị ngày 27-12Ảnh: ANH THOA |
Tham dự buổi trao đổi kinh nghiệm, ngoài các tham tán, cán bộ phụ trách đầu tư ở các đại sứ quán, còn có hơn 100 cán bộ công tác tại sở kế hoạch - đầu tư, sở công thương 22 tỉnh thành phía Nam.
Theo ông Lê Hữu Quang Huy - tham tán kinh tế, trưởng bộ phận xúc tiến đầu tư của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, nhiều nhà đầu tư của Nhật Bản vẫn xem Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư của họ ở khu vực châu Á. Điều đáng chú ý là trong bảy lĩnh vực chiến lược của Nhật Bản có lĩnh vực tăng cường hợp tác với châu Á về: hạ tầng, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng cường tiếp nhận nhân sự có tay nghề cao...
“Trong thời gian tới dự báo đầu tư của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh. Thỏa thuận cấp cao giữa hai chính phủ chính là chìa khóa mở đường cho nhiều dự án lớn. Đặc biệt, môi trường đầu tư của Việt Nam đáp ứng được nhiều tiêu chí mà nền kinh tế Nhật Bản cần” - ông Huy nhận định.
"Trong năm tới Chính phủ tiếp tục tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực: công nghệ cao, linh kiện điện tử, viễn thông, sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới..., đặc biệt khuyến khích vào ngành công nghiệp hỗ trợ" Ông Đỗ Nhất Hoàng (cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài) |
Bà Nguyễn Hồng Lê, cán bộ phụ trách đầu tư (Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp) cho hay: Pháp có 40 tập đoàn lớn và hiện các tập đoàn này đều đã có mặt tại Việt Nam. Pháp rất có tiềm năng về xây dựng cao ốc kỹ thuật cao, lĩnh vực ôtô, tiếp đến là các ngành liên quan đến xuất khẩu và dịch vụ. Các doanh nghiệp Việt Nam nên nhắm đến những thế mạnh này để tính toán hợp tác, kêu gọi đầu tư.
Về vai trò của các cơ quan xúc tiến đầu tư tại nước ngoài, ông Đỗ Nhất Hoàng, cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - đầu tư), cho rằng: “Đại diện xúc tiến đầu tư nước ngoài như bàn tay nối dài của các tỉnh, thành trong công tác xúc tiến đầu tư. Các tỉnh thành nên phối hợp, cung cấp thông tin để từ đó các đại diện xúc tiến ở nước ngoài có thể “đưa” đúng nhà đầu tư đến địa phương”.
Ông Trần Thanh Liêm, phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư Long An, cho hay: “Thời gian qua tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ về đường sá, đất đai, khu công nghiệp nhưng quả thật công tác thu hút các dự án chưa thật hiệu quả. Nguyên nhân là chúng tôi còn lúng túng trong việc triển khai các chương trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tới đây sẽ rất cần đến sự “chỉ đường” của các tham tán tại nước ngoài”.
Bà Nguyễn Thị Minh Hiền, tham tán đầu tư Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, cho hay: “Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong việc tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, các địa phương cũng cần đưa ra được các thế mạnh của tỉnh để các nhà đầu tư nước ngoài dễ tiếp cận, chứ không chỉ kêu gọi chung chung như thời gian qua”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Tuấn Anh, tham tán kinh tế (Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ), cho rằng: các đoàn Việt Nam khi qua tìm hiểu hợp tác đầu tư tại Mỹ nên thông qua đại sứ quán. Đ
ại sứ quán có thể hỗ trợ doanh nghiệp về mặt thông tin cũng như tìm hiểu năng lực thực chất của đối tác tại nước sở tại và nhất là có thể cử cán bộ tháp tùng đoàn. Đây sẽ là những thuận lợi rất lớn cho công tác xúc tiến đầu tư.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận