09/12/2023 19:52 GMT+7

Việt Nam, Trung Quốc sẽ ký một loạt văn kiện trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình

Chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo nhiều kỳ vọng cho quan hệ Việt - Trung, với "một số lượng lớn" văn kiện sẽ được ký kết.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm năm 2022 - Ảnh: TTXVN

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm năm 2022 - Ảnh: TTXVN

Theo thông cáo của Ban Đối ngoại trung ương, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân sẽ thăm cấp nhà nước Việt Nam trong hai ngày 12 và 13-12.

Chuyến thăm diễn ra theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của Trung Quốc đến Việt Nam sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2022.

Việt Nam, Trung Quốc đều kỳ vọng "rất cao" chuyến thăm của ông Tập Cận Bình

Chuyến đi của ông Tập Cận Bình diễn ra hơn một năm sau chuyến thăm lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc (cuối tháng 10, đầu tháng 11-2022). Đồng thời, diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 15 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

"Trong một bối cảnh như vậy và với tầm quan trọng của chuyến thăm, chắc chắn đây sẽ là một dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc", Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ khẳng định khi trả lời báo chí ngày 9-12.

Theo ông Nguyễn Minh Vũ, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nhiều điểm tương đồng như cùng chung biên giới, là hai nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quan hệ hữu nghị truyền thống, có lợi ích ngày càng gắn bó.

Do đó, cả hai đều coi trọng quan hệ với nhau, đều xác định quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Trung Quốc - Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của mỗi nước.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng 10-2023 - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng 10-2023 - Ảnh: TTXVN

Ông Nguyễn Minh Vũ cho biết cả Việt Nam và Trung Quốc "đều rất kỳ vọng" vào chuyến thăm lần này, thể hiện qua ba điểm.

Thứ nhất, kỳ vọng về một "định vị mới", "tầm mức mới" của quan hệ song phương.

Trên cơ sở thành quả quan trọng của 15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ làm sâu sắc hơn nữa khuôn khổ hợp tác cho tương lai lâu dài của quan hệ hai nước theo hướng bền vững, thực chất và hiệu quả hơn, góp phần vào xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, kỳ vọng về những kết quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực.

Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ xác định những phương hướng, trọng tâm lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, đáp ứng lợi ích của cả hai bên.

"Sẽ có thể có một số lượng lớn văn kiện trên nhiều lĩnh vực được ký kết, tạo cơ sở quan trọng để các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp triển khai hợp tác hiệu quả hơn trong thời gian tới", thứ trưởng Bộ Ngoại giao hé lộ.

Thứ ba, kỳ vọng về hiệu ứng lan tỏa của chuyến thăm đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân.

Theo đó, chuyến thăm này cùng với chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được kỳ vọng tiếp tục tạo động lực và xung lực mạnh mẽ cho các ngành, các cấp, các địa phương và đoàn thể nhân dân tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ sẵn có. Qua đó xây dựng nền tảng xã hội vững chắc, tốt đẹp cho sự phát triển của quan hệ song phương.

Nhiều thành tựu sau 15 năm Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Ảnh: TTXVN

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Ảnh: TTXVN

Kể từ khi hai bên thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đến nay, quan hệ hai Đảng, hai nước đã phát triển ngày càng thực chất, vững chắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Quan hệ chính trị phát triển mạnh mẽ, trao đổi cấp cao và các cấp được tăng cường với nhiều chuyến thăm lẫn nhau.

Hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư ngày càng đi vào chiều sâu. Trung Quốc 20 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới.

Kim ngạch thương mại song phương tăng 9 lần từ mức 20 tỉ USD năm 2008 lên gần 180 tỉ USD năm 2022. Qua 15 năm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng hơn 10 lần từ mức lũy kế 2 tỉ USD vào năm 2008 lên 25 tỉ USD hiện nay.

Riêng năm 2023, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ tư trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương diễn ra sôi động, đạt nhiều thành quả thiết thực. Đến nay, đã có gần 60 tỉnh/thành của Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương Trung Quốc.

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, Trung Quốc nhiều năm liên tục dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam. Trung bình cứ ba khách quốc tế đến Việt Nam thì có một khách Trung Quốc.

Theo ông Nguyễn Minh Vũ, Việt Nam và Trung Quốc đạt nhiều thành quả trong việc xây dựng đường biên giới trên bộ.

Trên biển, cả hai nước đều nỗ lực duy trì đàm phán, tăng cường hợp tác, nhằm cùng các bên liên quan kiểm soát bất đồng, quản lý khác biệt phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

Tổng bí thư Tập Cận Bình: Trung Quốc ủng hộ một Việt Nam lớn mạnhTổng bí thư Tập Cận Bình: Trung Quốc ủng hộ một Việt Nam lớn mạnh

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc luôn coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên khi gặp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20-10 tại Bắc Kinh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp