Phóng to |
Đại biểu các nước chúc mừng phái đoàn Việt Nam ngày 16-10 - Ảnh: TTXVN |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Tuổi Trẻ đã mời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN Phạm Bình Minh, đại sứ Anh Robert Gordon và chuyên gia Đông Nam Á, giáo sư Carl Thayer trả lời các thắc mắc này.
* Tư cách mới mà VN vừa được trao tối 16-10 ủy viên không thường trực của HĐBA - sẽ ảnh hưởng thế nào tới đời sống của người dân VN?
- Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Trước tiên, người dân tự hào vì vị thế của VN trên trường quốc tế tăng lên rất nhiều. VN giờ đây đã thành nước có vai trò, vị trí, như Bác Hồ nói, sánh vai cùng cường quốc năm châu, vì thành viên HĐBA là các nước lớn, có uy tín cao. Trở thành thành viên HĐBA là lãnh trọng trách duy trì hòa bình quốc tế, cũng có nghĩa là đảm bảo hòa bình, ổn định của VN. Như thế kinh tế được nâng lên và người dân được hưởng.
Phóng to |
Thứ trưởng Phạm Bình Minh - Ảnh: T.L.T. |
- Đại sứ Anh Robert Gordon: Vai trò thành viên không thường trực HĐBA là một bước tiến trong quá trình hội nhập quốc tế của VN. Đây là một trách nhiệm nghiêm túc.
Từ khi đổi mới, VN đã có những bước tiến lớn trong hội nhập kinh tế và chính trị ở tầm khu vực và quốc tế. Vai trò thành viên HĐBA cho phép VN mở mạng lưới này ra xa hơn và là cơ hội để VN tham gia quá trình quyết định chính sách trong những vấn đề quốc tế.
- GS Carl Thayer: Tư cách thành viên HĐBA sẽ không có tác động tức thì hay vật chất nào lên đời sống thường dân VN. HĐBA chủ yếu phục vụ việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Và tùy vào mức độ thành công này của HĐBA mà VN sẽ được lợi từ một môi trường hòa bình rất cần cho việc tăng trưởng kinh tế tiếp tục...
* VN có phải tham gia nỗ lực gìn giữ hòa bình của LHQ? Ai sẽ chi trả cho những nỗ lực này?
- Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Không nhất thiết phải có quân tham gia gìn giữ hòa bình. Khi thành ủy viên HĐBA, VN tham gia các quyết định liên quan đến hoạt động gìn giữ hòa bình, ví dụ như xem xét gia hạn lực lượng gìn giữ hòa bình hoặc cử lực lượng này đến nơi xung đột.
VN đã đóng góp về tài chính cho lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế trong những năm qua. Như bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đồng LHQ, VN đang hoàn tất quá trình xem xét tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình.
Phóng to |
Đại sứ Robert Gordon - Ảnh: ĐSQ Anh |
- GS Carl Thayer: Cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã từng phát biểu rằng VN đang hoàn tất quá trình chuẩn bị liên quan đến việc tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ phù hợp với điều kiện và khả năng VN.
Theo tôi, VN sẽ có những cam kết khiêm tốn, có thể như gửi một đội quân y hay các quan sát viên quân đội hoặc cảnh sát, vì quân đội VN chưa được huấn luyện cho những cam kết trọng yếu hơn. LHQ sẽ trả lương cho các binh sĩ gìn giữ hòa bình, còn các quốc gia đóng góp sẽ phải mang theo vũ khí và thiết bị của mình.
Chẳng hạn khi Đại diện LHQ tại Campuchia (UNTAC) còn hoạt động (1991-1993), Malaysia đã đóng góp quan sát viên quân sự, Thái Lan góp các kỹ sư quân đội, trong khi Indonesia gửi cả một tiểu đoàn bộ binh. Những nước này cũng đã cùng Philippines và Singapore đóng góp cho sự can thiệp của LHQ vào Đông Timor. VN có thể học từ kinh nghiệm của các quốc gia này.
* Nếu xung đột lợi ích vẫn diễn ra cho VN trong một vấn đề nào đó, chính trị hoặc quân sự, thì VN sẽ phải đối phó với những thách thức này như thế nào? Có những bài học kinh nghiệm nào từ các nước đang phát triển từng là ủy viên của HĐBA?
- Thứ trưởng Phạm Bình Minh: VN sẽ hành xử theo nguyên tắc là đảm bảo thực hiện đúng Hiến chương LHQ và nguyên tắc không can thiệp, độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ.
- GS Carl Thayer: VN sẽ xác định lợi ích quốc gia của mình, hiểu lợi ích của các thành viên ASEAN khác rồi của cả khối châu Á. VN sẽ phải cân nhắc mỗi xung đột bằng các thước đo của mình. Thách thức cho VN sẽ là tìm sự đồng thuận và nhân nhượng mà không làm ảnh hưởng cốt lõi của lợi ích quốc gia. Điều này chỉ có thể học được từ trải nghiệm.
VN chia sẻ chung những qui tắc và giá trị của các nước ASEAN cũng như của các nước trong phong trào Không liên kết. Khi những vấn đề khó xử nảy sinh, VN có thể trao đổi với các nước cùng chung quan điểm. Indonesia sẽ là một người cố vấn tốt cho VN vì họ đã phục vụ HĐBA ba lần và vì nhiệm kỳ hiện nay của họ tại HĐBA đang giao thoa với VN (năm 2008). Nhưng cả Philippines và Malaysia cũng có những kinh nghiệm đáng kể mà VN có thể học hỏi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận