Ảnh tư liệu |
Sau khi đọc bài Xúc cảm thần thánh của TS Vũ Minh Khương đăng trên Tuổi Trẻ ngày 2-9, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đưa ra quan điểm của ông:
Xúc cảm thần thánh để tìm được năng lực, nguồn cảm hứng hay cơ hội thực hiện những điều mà nó đòi hỏi hơn cả sức mạnh thường thấy của con người.
Ông Khương nói VN có sẵn cảm xúc thần thánh nghìn năm nay rồi, nhưng chuyện lịch sử với chuyện hiện tại phải rõ ràng.
Không nói chuyện nghìn năm mà cần phải nói chuyện hôm nay, VN cần phải có xúc cảm thần thánh gì để vươn lên khỏi những thứ mà ta thấy rằng khó vươn lên nổi, chứ không chỉ là có thông tuệ, khai sáng để thấy những gì ta phải làm. Bởi có những cái ta thấy mà không làm được.
Những gì ở hiện tại đang ràng buộc làm cho đất nước không thể cất cánh được, không phải những nhà lãnh đạo VN không thấy, không phải là nhân dân không thấy. Nhưng tại sao lại không làm được? Tại sao không sửa đổi được?
Chuyên gia Bùi Kiến Thành - Ảnh: V.V.TUÂN |
Trong bài viết “”, ông Trương Tấn Sang có vạch ra những nguyên nhân là tham nhũng, chất lượng cán bộ, vấn đề đào tạo cán bộ, quản lý cán bộ, quản lý Đảng nói chung từ những cấp cơ sở cho đến tuyến trên đang làm khó khăn cho việc đổi mới phát triển đất nước. Việc này ảnh hưởng tới sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Nếu không giải quyết được vấn đề tham nhũng để tạo ra một chính đảng trong sạch, vững mạnh có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề khó khăn của đất nước hiện nay thì đương nhiên chế độ sẽ có nguy cơ bị đào thải. Vì vậy, trong tình trạng bây giờ, chúng ta phải thực sự cần có xúc cảm thần thánh để có thể giải quyết được những khó khăn ràng buộc ta không tiến lên được.
Vấn đề nữa là có cảm xúc thần thánh nhưng rồi chúng ta có làm được không? Ông Trương Tấn Sang nói các lãnh đạo bây giờ phải làm, nhưng làm thế nào thì ông chưa chỉ ra. Ông chỉ nói lên mong đợi chứ không phải là những chương trình hành động để giải quyết những vấn đề chúng ta đang phải đối mặt để đưa đất nước vươn lên.
Điều cần thiết ở VN hiện tại là chúng ta cần phải có một để chúng ta dám thay đổi những gì chúng ta cần phải thay đổi và chúng ta biết rõ là phải thay đổi như thế nào. Lịch sử VN đang đứng trước một giai đoạn có thể có những sự biến động, nếu chúng ta không thể tự giải quyết được những khó khăn của mình thì vấn đề sẽ ra ngoài khả năng kiểm soát.
Vấn đề VN hiện giờ là hội nhập với các quốc gia dân chủ và hội nhập nền kinh tế thị trường trên thế giới. Muốn đi tới kinh tế thị trường phát triển thì phải có một chế độ dân chủ thực sự, phải xây dựng một nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật - không có một tổ chức nào được đứng trên pháp luật.
Chúng ta không thể đi vào kinh tế thị trường bằng những tập đoàn kinh tế nhà nước. Nhà nước phải tổ chức như thế nào để kinh tế dân doanh phát triển. Muốn cho kinh tế dân doanh mạnh lên thì phải có một cơ chế, thể chế dân chủ. Còn nếu chỉ mãi giữ tư tưởng ngồi trên đầu các doanh nghiệp để chỉ đạo, làm khó khăn, nhũng nhiễu họ nhằm phục vụ quyền lợi riêng tư thì đất nước mãi sẽ không thể nào phát triển được.
Vì vậy, tôi đề xuất hai khía cạnh:
Về thể chế chính trị phải phát huy hết khả năng để hướng tới nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và không còn mang “đặc thù VN” nữa mà là mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới - tôn trọng quyền của người dân để dân thực sự có quyền làm chủ.
Về kinh tế phải xây dựng một nền kinh tế dân doanh vững mạnh và nhà nước chỉ tạo môi trường để cho kinh tế dân doanh phát triển. Trách nhiệm của nhà nước không phải là làm kinh tế.
Việt Nam có cần xúc cảm thần thánh? Tôi đồng tình với TS Lê Minh Khương ở chỗ, đúng là dân tộc VN không cần phải xin thần linh ban cho “xúc cảm thần thánh” để vươn lên. Tôi nghĩ trong bản thân mỗi người đã có sẵn những khao khát, sinh ra đã có rồi. Khi lớn lên, môi trường, bạn bè gia đình hay vấn đề gì đó làm họ từ bỏ dần khao khát đó. Nên vấn đề quan trọng là tạo ra điều kiện thuận lợi, khuyến khích để những khao khát xúc cảm đó trở thành hiện thực. Đối với VN, tôi nghĩ động lực để phát triển đất nước nằm ở ba điều chính: một là có được một chính phủ trong sạch, hai là có nền giáo dục tiên tiến và ba là tạo môi trường cho người trẻ được tự do khởi nghiệp và sáng tạo. Ở đây, tôi nói về môi trường khởi nghiệp cho người trẻ. Trước đây, tôi đã nghĩ chỉ cần chăm chỉ, có kinh nghiệm là có thể làm việc gì đó như kinh doanh để làm giàu. Nhưng khi vào làm việc tại môi trường công ty lớn thì tôi nghĩ khác. Tôi thấy phải học hỏi về cách vận hành, các lý thuyết về quản lý, các mô hình quản trị tiên tiến. Có 2 người cùng khởi nghiệp và cùng có kinh nghiệm như nhau, người có kiến thức về quản trị kinh doanh tốt hơn sẽ thành công hơn. Một người có kinh nghiệm về sửa chữa điện tử khi tự kinh doanh thì họ chỉ phát triển đến một mức là đủ kiếm sống lo cho gia đình họ. Nhưng nếu người đó lại học hỏi về kiến thức quản trị và nhiều kiến thức khác thì họ có thể phát triển mạnh hơn thành một công ty lớn. Do đó, VN cần phải đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, góp phần quan trọng cho khởi nghiệp. Về môi trường khởi nghiệp, theo tôi biết đại ý, nếu 100 công ty khởi nghiệp, qua 1 năm 50 công ty phá sản, còn 50, qua 2 năm thêm 30 công ty phá sản, còn 20, qua 10 năm chỉ còn lại 1-2 công ty. Khởi nghiệp thất bại là chuyện bình thường, nhưng phải luôn tạo điều kiện để họ khởi nghiệp. Vì nếu có 1 triệu công ty khởi nghiệp vẫn tốt hơn có khoảng 100.000 công ty khởi nghiệp, bởi số công ty còn lại sau 10 năm sẽ cao hơn. Gần đây tôi có đọc thấy điều 292 Bộ luật hình sự mới về tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông, theo tôi thì Quốc hội nên bỏ điều này vì nó cản trở việc khởi nghiệp. Nhưng cuối cùng điều luật này vẫn được giữ lại, bởi những người làm luật vẫn tư duy kiểu không quản được thì cấm. Vậy nên, nếu có 3 điều ước cho đất nước, tôi chỉ mong muốn đất nước mình có được một chính phủ trong sạch, một nền giáo dục phát triển và một môi trường thuận lợi cho người trẻ khởi nghiệp, sáng tạo. Dũng cảm bỏ đi những quy trình sai và biết xấu hổ Nếu như Thủ tướng Lý Hiển Long chỉ xin 2 trong số 3 điều ước từ thần linh là: người dân Singapore có được "xúc cảm thần thánh" và sự thông tuệ, thì tôi cũng xin Bụt của đất nước tôi 2 điều thôi: đó là dũng cảm bỏ đi những quy trình sai và biết xấu hổ. Gần đây, nhiều vụ việc lùm xùm gây bức xúc trong dư luận, cuối cùng vẫn được kết luận là “đúng quy trình”. Tôi muốn các nhà lãnh đạo có đủ dũng cảm để thay đổi, hãy làm sai những “quy trình” đó đi. Trong các dự án lớn, trọng điểm của đất nước, thay vì chọn nhà thầu Trung Quốc hay một tên tuổi "có nhiều vấn đề" như Formosa, chọn ngành công nghiệp siêu ô nhiễm như sản xuất thép, chúng ta có thể bỏ đi những “quy trình” ấy để lựa chọn một ngành nghề, một nhà đầu tư bền vững. Nếu người ta làm đúng quy trình và buộc phải lựa chọn kiểu như chọn cá hay chọn thép, thì liệu người dân chúng tôi muốn làm sai, muốn chọn tương lai của con cháu, có được không? Nhiều chiếc ghế được bổ nhiệm “đúng quy trình”, nhiều sự sai phạm được phát hiện, nhưng những người trong cuộc đều không hề biết xấu hổ. Con em chúng ta, từ ngày tựu trường cũng được dạy phải suy nghĩ, tư duy theo một lối, phải cố gắng thành trò giỏi toàn diện, đỗ đạt làm quan. Tôi chỉ mong có một nền giáo dục lệch đi một tí so với quy trình ấy, để người trẻ được tự do sáng tạo, tự do khám phá năng lực bản thân. Nếu cứ "đúng quy trình ban hành" như điều 292 Bộ luật hình sự mới mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đề nghị bãi bỏ (tội về cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông), thì giới start-up Việt Nam chừng nào mới mạnh mẽ đón gió đưa dân tộc rồng tiên bay lên, hay phải ngậm ngùi xin thủ tục phát triển ở nước bạn, vì những điều luật kỳ lạ và thủ tục hành chính nặng nề. Quy trình là từ xuất hiện nhiều trên báo hiện nay, nhưng từ xấu hổ, tôi lại ít thấy, hi vọng đến ngày đảo ngược lại thì mới mong đất nước ta đi trật “quy trình của sự thụt lùi”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận