08/05/2015 00:10 GMT+7

​Việt Nam "Quốc gia tiêu thụ bia đứng thứ 3 châu Á"

Nguồn: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế
Nguồn: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế

Mặc dù mức thu nhập chỉ đứng thứ 8 Đông Nam Á, nhưng mức tiêu thụ bia của Việt Nam đang cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc.

Gần 2 thập kỷ qua, mức tiêu thụ đồ uống có cồn toàn cầu đang chững lại thì Việt Nam là một trong số ít quốc gia có xu hướng tăng nhanh về tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức cao trên thế giới.

Với mức tiêu thụ bia tăng từ 2,8 tỷ lít năm 2012 lên hơn 3 tỷ lít năm 2013, Việt Nam đang trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồ uống có cồn là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong trên thế giới.

Năm 2012 đã ghi nhận 3,3 triệu người tử vong do liên quan đến sử dụng chất có cồn - chiếm khoảng 5,9% tất cả các trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Đồ uống có cồn còn là nguyên nhân của 5,1% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, trở thành vấn đề lớn của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Hiện có 30 bệnh do nguyên nhân trực tiếp là sử dụng đồ uống có cồn và 200 loại bệnh tật, chấn thương mang nguyên nhân gián tiếp từ việc sử dụng đồ uống có cồn.

NaGgwJoC.jpg

Khoa học đã xác định có mối liên quan giữa lượng đồ uống có cồn và mức độ tâm thần, rối loạn hành vi.

Thậm chí chúng là một trong các nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư).

Một nghiên cứu mới nhất của WHO còn cho thấy tồn tại mối liên quan giữa đồ uống có cồn với tỷ lệ mắc mới các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, viêm phổi, HIV/AIDS.

Ngoài ra, bạo lực gia đình - một vấn đề xã hội đang lên án mạnh mẽ trong những năm trở lại đây - có nhiều vụ việc đáng tiếc xuất phát từ việc sử dụng rượu bia.

Theo số liệu điều tra, đồ uống có cồn là nguyên nhân lớn nhất gây ra khoảng 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam.

Trẻ em Việt Nam cũng đang là nạn nhân trong việc lạm dụng đồ uống có cồn của người lớn như: bị xúc phạm, nhục mạ, mắng chửi (11,1%); bị bỏ mặc, thiếu sự chăm sóc bảo vệ của người lớn (6,5%); phải chứng kiến bạo lực nghiêm trọng trong gia đình (6,1%); bị đánh đập gây đau đớn về thể xác (3,8%) hoặc chịu ít nhất 1 trong 4 vấn đề nêu trên (13,8%).

Hậu quả khác của đồ uống có cồn đối với các vấn đề xã hội bao gồm: gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông, giảm năng suất lao động, tăng nguy cơ tai nạn lao động, mất việc làm, bạo lực, tội phạm…

Hiện nay, Bộ Y tế đang phối hợp với các đơn vị hữu quan xây dựng Luật Phòng chống tác hại của đồ uống có cồn, góp phần ngăn ngừa các thiệt hại về kinh tế, những tổn thất về sức khỏe do đồ uống có cồn gây ra, hướng tới một xã hội phát triển khỏe mạnh và bền vững.

Nguồn: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp