25/12/2024 20:04 GMT+7

Việt Nam phấn đấu sản xuất biệt dược gốc, giảm gánh nặng cho người bệnh

Việt Nam đặt mục tiêu: thuốc sản xuất trong nước đạt 80% số lượng và 70% giá trị thị trường; tiếp nhận chuyển giao công nghệ ít nhất 100 biệt dược gốc, vắc xin, sinh phẩm, từ đó giúp giảm gánh nặng về chi phí thuốc cho người bệnh.

Việt Nam phấn đấu sản xuất biệt dược gốc, giảm gánh nặng cho người bệnh - Ảnh 1.

Ông Tạ Mạnh Hùng, phó cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), chia sẻ tại hội nghị - Ảnh: T.L.

Sản xuất thuốc trong nước đáp ứng 70% nhu cầu

Ngày 25-12, Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) đã tổ chức hội nghị Đối thoại chính sách với chủ đề "Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp". Chương trình do Viện Chiến lược và Chính sách y tế và AstraZeneca Việt Nam phối hợp tổ chức.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Tạ Mạnh Hùng, phó cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), cho hay tổng giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam đã tăng từ 3,4 tỉ USD vào năm 2015 lên tới 7,46 tỉ USD vào năm 2022, với mức tăng trưởng hằng năm từ 12-15%.

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện có 238 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó 17 nhà máy đạt chuẩn GMP-EU. Đến nay Việt Nam đã sản xuất được 15 loại vắc xin, đáp ứng 100% nhu cầu tiêm chủng mở rộng và 10% nhu cầu tiêm chủng dịch vụ

Về thuốc, theo ông Hùng hiện có khoảng 20 loại thuốc được chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia như AstraZeneca, Servier, Viatris.

Cũng theo lãnh đạo Cục Quản lý dược, hiện tỉ lệ thuốc sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 70% về số lượng, nhưng chỉ chiếm khoảng 46,3% giá trị tiêu thụ, nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu phải nhập khẩu. Công nghiệp dược vẫn tập trung vào sản xuất thuốc generic, chưa chú trọng vào thuốc công nghệ cao hay thuốc phát minh.

Trong khi đó, theo Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, đặt mục tiêu phát triển ngành dược Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất chuyển giao công nghệ các biệt dược gốc của khu vực ASEAN.

Đến năm 2030, phấn đấu thuốc sản xuất trong nước đạt 80% số lượng và 70% giá trị thị trường; tiếp nhận chuyển giao công nghệ ít nhất 100 biệt dược gốc, vắc xin, sinh phẩm.

Chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, giảm gánh nặng cho người bệnh

Theo các chuyên gia tại hội nghị, chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất của ngành công nghiệp dược. 

Đồng thời cho phép Việt Nam nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại, giảm chi phí nghiên cứu và phát triển, sản xuất các loại thuốc công nghệ cao, đảm bảo an ninh y tế và chủ động nguồn cung.

Việt Nam phấn đấu sản xuất biệt dược gốc, giảm gánh nặng cho người bệnh - Ảnh 2.

Các chuyên gia tham dự tọa đàm tại hội nghị - Ảnh: T.T.

Bên cạnh đó, ngành dược sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư quốc tế và mở rộng xuất khẩu, qua đó khẳng định vị thế trên thị trường khu vực.

Chia sẻ tại hội nghị, bà Vũ Nữ Anh, phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), cũng cho hay chuyển giao công nghệ sản xuất biệt dược gốc tại Việt Nam cũng có liên quan đến bảo hiểm y tế (BHYT).

Theo bà Nữ Anh, khi Việt Nam sản xuất được biệt dược gốc sẽ giúp người bệnh tiếp cận được thuốc chất lượng, giá thành phù hợp. 

Bên cạnh đó, bà Nữ Anh cũng đề xuất cần có thêm các chính sách khuyến khích thuốc chuyển giao công nghệ.

TS Nguyễn Khánh Phương, viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế, cũng cho rằng kinh nghiệm quốc tế cho thấy thành công của chuyển giao công nghệ phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của Chính phủ, ban hành các chính sách ưu đãi.

Trong đó cần có chính sách khuyến khích đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia vào các dự án chuyển giao công nghệ.

Theo các chuyên gia tại hội thảo, để thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiệu quả, Việt Nam trước hết cần bổ sung các chính sách ưu đãi xuyên suốt quá trình chuyển giao công nghệ.

Ngoài ra, cần giải quyết các khó khăn trong việc triển khai, như tăng mức độ giảm giá hợp lý trong đàm phán giá và đảm bảo thời gian cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đúng theo cam kết ưu đãi.

Lãnh đạo Cục Quản lý dược cũng cho hay hiện Bộ Y tế đang tích cực xây dựng hệ thống các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Dược sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua.

Trong đó có nhiều chủ trương, chính sách mới mang tính đột phá nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển ngành công nghiệp dược trong nước.

Việt Nam phấn đấu sản xuất thuốc biệt dược gốc, giảm gánh nặng cho người bệnh - Ảnh 3.Doanh nghiệp sản xuất thuốc gặp khó vì nguyên liệu, giấy phép lưu hành

Nhiều doanh nghiệp sản xuất thuốc, vật tư y tế đang gặp nhiều khó khăn trong nhập nguyên liệu, đấu thầu, xin giấy phép lưu hành...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp