Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Sau một năm đầy biến động của 2020, nhiều người tin rằng thế giới sẽ vận hành, thay đổi theo cách khác. Vì thế, những kỳ vọng về một thế giới tương lai mới cũng sẽ khác rất nhiều...
Tuổi Trẻ Xuân trò chuyện cùng những bạn trẻ, những CEO, cá nhân đang dẫn đầu trong một số lĩnh vực để cùng vẽ chân dung một Việt Nam của tương lai 2040.
Theo hình dung của các anh/chị, hành trang của những người trẻ để tiến vào năm 2040 sẽ là gì?
Hùng Võ, CEO Redder, phó tổng giám đốc Bitis: Những khi nhân loại phải đồng loạt đối diện với một biến cố lớn như đại dịch, chiến tranh, thì chính là thời đại bản lề thay đổi cả những gì mình từng tin là phải trái đúng sai.
Trước năm 2020, hiếm có bao giờ phụ huynh lại muốn cho con mình nghỉ học, còn học sinh thì lại tha thiết muốn đến trường. Trước năm 2020 người ta nói rất nhiều về những hệ luỵ của mạng xã hội, giờ đây người ta biết ơn mối dây kết nối hiếm hoi khi chẳng thể còn tay bắt mặt mừng.
Trước năm 2020, có ai đoán trước được nhỏ bé như Việt Nam, giờ đây lại khiến thế giới kinh ngạc vì sự sáng tạo, lòng bao dung, sự lạc quan và quyết đoán trước những đợt bùng phát dịch...
Đây mới chỉ là năm đầu tiên của thế giới bình thường mới và 20 năm nữa Việt Nam đứng ở vị trí nào, điều đó tuỳ thuộc vào khát khao và sự sáng tạo của người trẻ.
Anh Ngô Hoàng Gia Khánh, phó chủ tịch Tiki: Tôi nghĩ rằng những gì mình đang được dạy và học bây giờ sẽ trở nên lỗi thời. Vì vậy, cơ hội để một cá nhân vẫn có ích trong thời điểm đó thì chúng ta phải có được kỹ năng tự học, năng lực chấp nhận làm mới bản thân và sự ổn định về mặt tâm lý. Để có thể vượt trội và trở thành "chuyên gia" của lĩnh vực mình đeo đuổi phải tập trung vào thế mạnh cá nhân: trải nghiệm, đam mê, xúc cảm cá nhân.
Chị Nguyễn Thị Xuân Yến, CEO Trà Quế, dự án vì mục tiêu phát triển bền vững: Các bạn trẻ hiểu biết về thế giới nhiều hơn, kỹ năng và môi trường phát triển đầy đủ hơn nên tự tin hơn trong hội nhập cùng thế giới. Điều duy nhất tôi cảm thấy lo lắng là các bạn trẻ này thiếu sự bền bỉ, khả năng đứng dậy sau vấp ngã để tiếp tục mục tiêu của mình.
Lê Bá Hải Siêu, CEO Fresh SG Holding: Hành trang quan trọng nhất của bạn trẻ tương lai là học sống có giấc mơ. Điều này nghe rất cũ nhưng theo tôi là gốc rễ trong các kỷ nguyên tới, khi mà sự phát triển khoa học kỹ thuật, những kỹ năng của con người sẽ bị thay thế dễ dàng bằng công cụ. Máy móc sẽ làm tốt hơn chúng ta gấp hàng trăm ngàn lần với chi phí thấp nhất. Lúc đó, giấc mơ sẽ là nền tảng tạo nên sự khác biệt và thành công.
Nguyễn Trọng Tấn, CEO Chợ Tốt: Giới trẻ chúng ta có quyền kỳ vọng về một Việt Nam vững mạnh và thịnh vượng năm 2020. Mới đây, theo dự đoán của IMF, nền kinh tế Việt Nam năm 2040 sẽ vượt qua Singapore và Malaysia, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của khu vực ASEAN. Theo báo cáo của PwC Global về kinh tế toàn cầu năm 2050, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trên 5% mỗi năm, và được dự đoán sẽ là nền kinh tế thứ 20 của thế giới đến năm 2050.
Nếu trước đây, Việt Nam được gọi là điểm đến lý tưởng của những nhà đầu tư vì nguồn nhân công giá rẻ, thì đến 2040, khái niệm nguồn nhân công giá rẻ không còn, Việt Nam định vị trên bản đồ kinh tế thế giới với nguồn nhân công chất lượng cao, tốc độ phát triển vượt bậc và là miền đất hứa của giới trẻ toàn cầu.
Huỳnh Công Thắng: Ngoài kiến thức nền thì khả năng của người trẻ ở năm 2040 thể hiện ở 4 chữ C: Critical thinking (Tư duy đa chiều), Creativity (Sự sáng tạo), Collaboration (Sự phối hợp) và Communication (Giao tiếp).
Nhưng tôi nghĩ, quan trọng nhất vẫn là tư duy công dân toàn cầu và trách nhiệm bản địa cùng hệ giá trị của gia đình và đất nước về tình yêu thương, sự thấu cảm với người khác và tôn trọng sự khác biệt. Và khả năng tự điều chỉnh sẽ giúp người trẻ định hướng qua những lựa chọn vô hạn, cho phép họ hiểu rõ hơn về cách ứng xử và kiểm soát cảm xúc của mình.
Một bối cảnh, hình ảnh Việt Nam trong 20 năm nữa theo kỳ vọng của mọi người hôm nay?
Hùng Võ: Lãnh đạo sáng tạo là cách Việt Nam 2040 đối diện với những thách thức mới. Điều chắc chắn về viễn cảnh đó chính là bất khả ước đoán. Khi thời đại mới đặt ra thách thức mới, sáng tạo là câu trả lời của trí não con người.
Có rất nhiều biến số của 2040, người Việt Nam chưa có công thức để giải quyết: biến đổi khí hậu, làn sóng đô thị hoá, trí tuệ nhân tạo, hội nhập trên không gian số. Nhưng chẳng phải nằm trong mật mã văn hoá của Việt Nam là năng lực sáng tạo không ngừng? Thuần hoá thiên nhiên, xoay chuyển tình thế, lấy kiến thắng voi – có rất nhiều minh chứng thể hiện sự tháo vát của dân tộc Việt. Mà tháo vát, xét cho cùng chính là sáng tạo cùng với sự bình tĩnh trước thiên biến vạn hoá của thiên nhiên, đời sống.
Lê Bá Hải Siêu: Với lĩnh vực mình đang hoạt động, tôi kỳ vọng trong 20 năm nữa Việt Nam là bếp của thế giới, nơi cung cấp nguồn nguyên liệu tự nhiên cho cuộc sống con người. Nền sản xuất thực phẩm sẽ được cá nhân hoá theo nhu cầu và bộ gen, phù hợp thể trạng, sức khoẻ. Từ đó tuổi thọ con người sẽ nâng cao, sức khoẻ tốt hơn và giảm thiểu các bệnh từ "miệng" do ăn uống bẩn, ăn sai gây ra như hiện nay. Các công ty thực phẩm sạch và thật thực sự lên ngôi.
Xuân Yến: Sự thay đổi của thế giới, xã hội và mỗi con người chúng ta là không thể tránh khỏi. Do đó, điều mà mỗi người cần làm, là hiểu rõ về bản thân mình, và hiểu thế giới để có thể sống chung một cách hài hoà. Chúng tôi theo đuổi mô hình kinh doanh sáng tạo bền vững, và điều này đòi hỏi một hành trình lâu dài, bền bỉ.
Việt Nam mỗi ngày vẫn đối diện nhiều tin tức tiêu cực, nhưng cũng có rất nhiều tia sáng tích cực. Chẳng hạn nhóm những bạn trẻ tham gia trồng rừng, theo đuổi mô hình nông nghiệp vườn rừng, hay những người lặng lẽ đi trồng cây xanh mỗi ngày.
Không chỉ Việt Nam mà cả thế giới này trong 20 năm nữa sẽ xanh hơn, người tiêu dùng sẽ quan tâm hơn đến vòng đời của sản phẩm và như vậy, chúng ta sẽ phát triển bền vững hơn.
Ngô Hoàng Gia Khánh: Trong khoảng 20 năm nữa Việt Nam không còn là một quốc gia đang phát triển, các sản phẩm Việt sẽ phục vụ hàng trăm triệu người trên thế giới. Những công việc mang tính lặp đi lặp lại sẽ được tự động hoá cao hơn. Hiện nay, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện thu nhập người dân, nhiệm vụ quan trọng nhất là sáng tạo và sản xuất hướng đến toàn cầu.
Huỳnh Công Thắng, CEO InnoLab Châu Á: Việt Nam sẽ là cường quốc số một trong khối ASEAN nhờ sự phát triển bền vững về GDP và sức mạnh của lực lượng lao động trẻ tiềm năng, sáng tạo, giàu nghị lực, có tham vọng và tầm nhìn quốc tế. Các chỉ số dự báo đều đánh giá cao tiềm năng kinh tế của Việt Nam, nhưng chính nỗ lực và tham vọng thay đổi cuộc sống tốt hơn của chính phủ, con người mới là sức mạnh.
Sẽ có những lực cản, thách thức nào với lớp trẻ vào lúc đó?
Hùng Võ: Chúng ta cần bắt đầu nói về Giáo dục sáng tạo từ 2021. Một thời gian dài, chúng ta nhìn nhận những hoạt động như hát múa đàn ca là không mang lại giá trị tri thức. Sự hiểu lầm và lời từ chối dành cho giáo dục sáng tạo đó đã tước đi cơ hội căn bản nhất để phát triển năng lực sáng tạo của nhiều thế hệ.
Sáng tạo là năng lực được đánh thức từ đàn múa hát ca. Năng lực để giải toán thông minh hơn, nghiên cứu khoa học ở những góc nhìn mới, cùng một bối cảnh sáng tạo ra những lối đi mới, giải pháp mới. Con người nào có thể học thuộc dữ kiện nhanh bằng máy móc, nhưng không máy móc nào học được cách bộ não con người bật ra những tia sáng mới soi rọi vào thời đại. Khai phá được năng lực sáng tạo là chìa khoá để thăng hoa trên một bước đi tắt vào bình thường mới của Việt Nam, để bắt kịp và vượt hơn những gì thế giới đang thấy.
Lê Bá Hải Siêu: Lực cản lớn nhất chính là khi mọi nhu cầu, mọi công việc trên thế giới đều được tự động hoá và chuyên môn hoá mức cao. Thế giới tự động hoá khiến cho chúng ta mất đi cảm xúc khi mọi thứ đều được lập trình quá hoàn hảo. Mà mất cảm xúc sẽ làm giảm khả năng sáng tạo...
Nguyễn Trọng Tấn: giới trẻ chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức lớn. Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn chúng ta có thể nhận thấy.
Trên toàn cầu, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của Climate Central, phần lớn miền nam Việt Nam, bao gồm TP.HCM có thể chìm trong biển nước trong 30 năm tới.
Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2019 cũng cho thấy, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới với tỷ lệ người trên 60 tuổi dự kiến đạt 21% vào năm 2040. Nghiên cứu sâu về tình trạng bất bình đẳng do Oxfam tiến hành tại Việt Nam cho thấy, mức độ thay đổi khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam khá lớn.
Những người trẻ cần trở thành chuyên gia để giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải. Để đón đầu sự phát triển thịnh vượng và vượt qua những khó khăn thách thức trong 20 năm nữa, sức mạnh công nghệ là không thể thiếu.
Môi trường học tập, sống cho tương lai 2040 theo kỳ vọng của anh/chị?
Xuân Yến: Sẽ là một quá trình phân cực rất thú vị: vừa vô cùng "phẳng" như bức tranh toàn cầu hóa và mặt khác, sẽ rất cá nhân theo khuynh hướng trở về với những giá trị cốt lõi. Chẳng hạn một người có thể lên mạng và học tất cả những chương trình tốt nhất thế giới của Harvard nhưng đồng thời cũng có thể chạy về quê để học một nghệ nhân lớn tuổi cách làm một món bánh tưởng sắp thất truyền.
Lê Bá Hải Siêu: Môi trường học tập trong tương lai là môi trường mà mọi người có thể nói ngôn ngữ của mẹ đẻ mà không cần phải học ngôn ngữ thứ 2,3… Các thiết bị chuyển đổi ngôn ngữ sẽ trở thành người phiên dịch tức thời. Lúc đó con người dễ dàng tiếp cận với mọi kiến thức từ mọi nền văn hoá mà không bị bất kỳ rào cản nào.
Ngô Hoàng Gia Khánh: Tôi tin tài năng được phân bổ trên thế giới nhưng cơ hội thì không như vậy, cơ hội chỉ tập trung vào những nơi có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, công nghệ và sáng tạo sẽ giúp phân phối lại cơ hội này một cách bình đẳng hơn. Việc học tập sẽ không còn tập trung vào những một số thành phố lớn, quốc gia phát triển nữa mà việc học sẽ được địa phương hoá, cá nhân hoá và có thể bất kỳ ở đâu cũng có thể tiếp nhận được.
Hùng Võ: Tôi tin sẽ có một thế hệ làm chủ đất nước theo cách hoàn toàn khác ở 2040. Giống như tiếng Anh đã làm được 10-20 năm trước đây, Bản lề 2020 của tương lai mới này cũng có thể là thời khắc then chốt để các bậc phụ huynh bắt đầu tìm hiểu về giáo dục sáng tạo. Trang bị cho con mình năng lực thiết thân để không chỉ đối diện với một thế giới rất bấp bênh, mà còn có thể tạo ra tương lai mới theo khát vọng của mình.
Sáng tạo là để đi xa. Nhưng khi tiến những bước dài vào thế giới, mình muốn mượn tứ của một bài hát gần đây: phải biết mình có một mái nhà để đi về. Cây vươn càng cao, rễ càng phải đâm sâu. Các bạn trẻ phải có chiều sâu văn hoá của một con người biết mình là ai, sinh ra ở đâu, có những lợi thế bất di bất dịch nào được viết sẵn trong tuổi thơ, ngôn ngữ, tự hào dân tộc của chính mình.
Một thế giới đang bị ngăn cách bởi vật lý sẽ giao tiếp như thế nào sau dịch COVID-19?
Xuân Yến: Tôi thích một câu hát của Ed Sheron: Tôi giữ những bức ảnh của chúng ta trong ký ức, để mai ngày chúng ta lại gặp nhau… Công nghệ, vốn ngày càng hiện đại, dễ tiếp cận và làm cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Và khoảng thời gian tiết kiệm được do công nghệ tạo ra, chúng ta dùng nó để gặp gỡ gia đình, bạn bè, tìm ra những niềm vui mới trong cuộc sống. Nên thế giới bị chia cắt, chỉ là đang chờ ngày chúng ta đoàn tụ thôi.
Nguyễn Trọng Tấn: Không ai có thể tiên đoán sẽ còn những cơ hội hay thách thức gì trong 20 năm nữa, khi công nghệ cho phép chúng ta có thể chế tạo ra bộ phận cơ thể, não bộ và trí tuệ con người.
Sự xuất hiện của COVID-19 như một cuộc thử nghiệm toàn cầu về làm việc từ xa, và dường như cuộc thử nghiệm ấy đã thành công khi nhiều nơi đã tổ chức lại cách mọi người làm việc mà không cần một địa điểm văn phòng cụ thể. Chỉ vài tháng nữa, sự xuất hiện của Vắc- xin cho Covid-19 sẽ giúp cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới" với guồng thay đổi khó tiên đoán của riêng nó.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận