Phát kiến khoa học của các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí CO2 trong môi trường - Ảnh: H.D
Trong đó, xác định các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 và các nhiệm vụ chiến lược về thích ứng với BĐKH.
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Theo đó, bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể tăng đóng góp lên tới 27% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
So với NDC đã đệ trình, đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong NDC cập nhật trong trường hợp quốc gia tự thực hiện đã tăng cả về lượng giảm phát thải so với kịch bản phát triển thông thường và tỉ lệ giảm phát thải.
Cụ thể, lượng giảm phát thải tăng thêm 21,2 triệu tấn CO2 (từ 62,7 triệu tấn CO2 lên 83,9 triệu tấn CO2). Mức đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khi có hỗ trợ quốc tế sẽ tăng từ 25% lên 27%, tức lượng giảm phát thải tăng thêm 52,6 triệu tấn CO2 (từ 198,2 triệu tấn CO2 lên 250,8 triệu tấn CO2).
Theo ông Cường, trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của một nước đang phát triển, chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, NDC cập nhật của Việt Nam đã thể hiện nỗ lực cao nhất của quốc gia trong góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Việt Nam cũng đã tích cực thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh và tăng cường thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có tiềm năng trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và chất thải cũng như tăng cường khả năng hấp thụ các-bon trong lĩnh vực sử dụng đất.
Cũng theo ông Cường, nỗ lực của quốc gia còn được thể hiện qua việc Chính phủ coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn, tuy nhiên, việc thực hiện NDC cập nhật ngoài trách nhiệm của nhà nước còn là trách nhiệm của doanh nghiệp, cộng đồng khi thực hiện đồng thời các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thành tựu từ những phát kiến khoa học
Trước nhu cầu cấp thiết cần đến những hành động thực tế để ngăn chặn tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu, việc khuyến khích các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư ứng dụng công nghệ và sáng kiến khoa học để góp phần làm giảm lượng khí CO2 ra môi trường hết sức quan trọng.
Thực tế cho thấy, nhiều phát kiến đến từ doanh nghiệp đã đạt hiệu quả to lớn trong mục tiêu bảo vệ môi trường.
Năm 2010, Ford đặt mục tiêu giảm thiểu 30% lượng khí thải CO2 trong quá trình sản xuất mỗi chiếc xe hơi tính đến năm 2025, nhưng Ford đã hoàn thành mục tiêu vào năm 2018, nhanh gấp hai lần so với dự kiến.
Tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Ford cắt giảm lượng khí thải thông qua giảm mức tiêu thụ năng lượng tại các cơ sở sản xuất, sử dụng bóng đèn LED thay cho bóng đèn truyền thống hiện có, ứng dụng công nghệ sơn xe mới cần đến ít năng lượng hơn .
Tại Việt Nam, tập đoàn ADM lắp đặt lò hơi sinh khối tại tất cả 5 nhà máy cả nước, sử dụng nguyên liệu vỏ trấu để sản xuất nhiệt và năng lượng, đồng thời xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà máy Đồng Tháp .
Sáng kiến "không khói" của ngành "công nghiệp có khói"
Song song đó, nỗ lực của ngành công nghiệp thuốc lá đóng góp vào việc cải thiện môi trường cũng đáng ghi nhận. Cũng giống như những "ngành công nghiệp có khói" khác, hằng năm ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá phát thải lượng lớn CO2 ra môi trường.
Ngoài chất thải trực tiếp do sản xuất, phân phối, vận chuyển, việc hút thuốc lá cũng tác động mạnh mẽ gây nên ô nhiễm không khí. Khói từ thuốc lá điếu đốt cháy là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc, trường học, nơi công cộng…
Chính vì thế, trong chuỗi chiến lược phát triển bền vững, ngành thuốc lá cũng đã có nhiều ứng dụng khoa học để vừa giải quyết vấn đề giảm thiểu tác hại của sản phẩm đồng thời cải thiện quy trình sản xuất để giảm lượng khí thải phát ra môi trường.
Về mặt sản phẩm, thay vì chỉ đầu tư vào các sản phẩm thuốc lá điếu, các tập đoàn đã dần chuyển đổi mô hình sản xuất sang đầu tư cho các sản phẩm không khói như thuốc lá làm nóng giúp giảm hàm lượng các chất độc hại lên cơ thể từ 90-95% (đối với các sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học).
Về mặt cải thiện hàm lượng chất thải phát ra trong quá trình sản xuất, trong báo cáo của Tập đoàn Philip Morris International (PMI) cho thấy nhiều hạng mục đã đạt được và tiếp tục sẽ thực hiện trong kế hoạch 10 năm tới.
Cụ thể trong năm 2019, đơn vị này cho biết giảm thiểu hoàn toàn 42% lượng khí CO2 theo mục tiêu đề ra so với chỉ số liệu của năm 2010; đạt 72% điện năng được mua và sử dụng tại các nhà máy của PMI đến từ các nguồn năng lượng tái tạo; đơn vị này đã cam kết sẽ đạt được sự trung hòa khí cacbon trong các hệ thống vận hành trực thuộc công ty vào năm 2030 và trên toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty vào năm 2050.
Đến nay, vấn đề áp dụng khoa học và bảo vệ môi trường vẫn đang được nhiều công ty triển khai đa dạng từ quy mô đến hình thức.
Trong tương lai, với những phát kiến của công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin những nguồn nhiệt tái tạo, nguồn nhiệt sinh học sẽ thay thế dần các nguồn năng lượng dùng trong sản xuất, nhằm mục đích giảm thiểu tối đa lượng CO2 phát thải ra môi trường.
Giảm thiểu phát thải khí CO2, cần nhiều phát kiến từ doanh nghiệp
Lượng khí thải CO2 không ngừng tăng lên trong khí quyển khiến mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu trở nên ngày một thách thức hơn. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức kêu gọi các cá nhân và tổ chức cùng chung tay ứng phó biến đổi khí hậu, cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ và sáng kiến khoa học để góp phần làm giảm lượng khí CO2 ra môi trường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận