Các bạn trẻ chơi lễ 30-4 tại khu trượt tuyết Snowtown (Q.2, TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đây chính là quan điểm của TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên viện trưởng Viện Khoa học - lao động và xã hội.
Theo bà Hương, ngày 27-7 hằng năm, các địa phương, tổ chức và người dân đều có các hoạt động thăm viếng, tri ân. "Theo tôi, nên có thêm một ngày tri ân những người có công như một số nước trên thế giới đã làm từ bao nhiêu năm nay" - TS Hương nêu ý kiến.
Trong quá trình chuẩn bị dự thảo Bộ luật lao động, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung ngày 27-7 làm ngày , để nhân dân có một ngày được nghỉ làm việc nhằm thực hiện những hoạt động thiết thực tri ân những người có công với đất nước.
Với việc đề xuất thêm một ngày nghỉ 27-7, nếu được Quốc hội thông qua thì tổng số ngày , tết của Việt Nam sẽ là 11 ngày/năm.
Với số ngày nghỉ này, Việt Nam chỉ đứng ở mức trung bình thấp so với thế giới và ở mức thấp so với các nước trong khu vực.
Hiện tổng số ngày nghỉ lễ, tết của Campuchia 28 ngày, Brunei 15 ngày, Indonesia 16 ngày, Malaysia 12 ngày, Myanmar 14 ngày, Philippines 12 ngày, Singapore 11 ngày, Thái Lan 16 ngày.
Bộ Lao động - thương binh và xã hội cho rằng việc nghỉ ngày 27-7 cũng là tương đồng với cách lựa chọn ngày nghỉ lễ của nhiều quốc gia.
Chẳng hạn như Canada, Pháp chọn ngày 11-11 hằng năm để tưởng niệm tất cả những người hi sinh vì tổ quốc với phương châm tưởng nhớ, đoàn kết và khoan dung.
Mỹ chọn ngày thứ hai cuối cùng của tháng 5 là ngày tưởng niệm liệt sĩ. Nga chọn ngày 9-5 là ngày nghỉ lễ mừng chiến thắng phát xít Đức, trong lễ mừng có tưởng nhớ đến những người hi sinh.
Hàn Quốc từ năm 1956 chọn ngày 6-6 là ngày tưởng niệm những người lính Hàn Quốc đã hi sinh. Indonesia chọn ngày 10-11 là ngày anh hùng...
Chưa nên tăng thêm ngày nghỉ
Theo ông Phạm Minh Huân - nguyên thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, việc nghỉ lễ dài, nhiều ngày sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn nghỉ nhiều hay ít ngày còn phụ thuộc vào nền tảng kinh tế - xã hội của mỗi nước.
"Các nước họ có thể làm 40-45 giờ/tuần (ta làm 48 giờ/tuần) nhưng năng suất của họ cao. Khả năng kinh tế của họ mạnh rồi thì việc họ làm ít hơn, nghỉ nhiều hơn cũng là hợp lý" - ông Huân giải thích.
"Người lao động ai cũng muốn nghỉ nhiều. Nhưng với Việt Nam hiện nay, khi năng suất lao động chưa bằng các nước khác thì việc thêm một ngày nghỉ nên lùi lại một thời gian. Có thể 3-5 năm nữa, năng suất lao động của ta tăng, lúc đó tính đến việc thêm ngày nghỉ" - nguyên thứ trưởng bày tỏ quan điểm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận