12/07/2019 09:26 GMT+7

Việt Nam là nước 'nghèo' nhất đầu tư đường sắt cao tốc?

BẢO NGỌC
BẢO NGỌC

TTO - Nhiều nước có tiềm lực kinh tế mạnh hơn trong khu vực Asean cũng chưa tính tới việc đầu tư đường sắt tốc độ cao đắt đỏ như Bộ GTVT đề xuất.

Việt Nam là nước nghèo nhất đầu tư đường sắt cao tốc? - Ảnh 1.

Đường sắt VN cần đầu tư nhưng với mức phù hợp, không quá khả năng thanh toán của người dân - Ảnh: T.T.D.

Đề xuất phương án đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam của Bộ GTVT đạt tốc độ 350 km/h với tổng vốn đầu tư hơn 58,7 tỉ USD là tương đương khoảng 1/4 GDP toàn nền kinh tế.

VN vừa thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp để chạm tới nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.587 USD/năm, GDP của cả nền kinh tế ước đạt 240,5 tỉ USD vào năm 2018. 

GS.TSKH Lã Ngọc Khuê, nguyên thứ trưởng Bộ GTVT, khẳng định nếu đề xuất đầu tư của Bộ GTVT được chấp thuận, VN là nước "nghèo" nhất trên thế giới đầu tư đường sắt cao tốc.

Các quốc gia đã đầu tư đường sắt cao tốc như Nhật Bản, Đức... đều là những nước giàu có hàng đầu trên thế giới. Từng giữ cương vị lãnh đạo trong ngành GTVT, GS.TSKH Lã Ngọc Khuê cho rằng để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế các dự án đường sắt cao tốc đã đầu tư, nước Đức đã quyết định giảm tốc độ của các tuyến đường sắt cao tốc từ 320 km/h xuống khoảng 250 km/h. 

Bởi điều này còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành, chi phí thay thế thiết bị trong quá trình chạy tàu. Các đội tàu hỏa ICE3 có tốc độ chạy tàu 320 km/h đang dần được thay thế hết bằng đội tàu ICEx có tốc độ 250 km/h vào năm 2025 theo một chương trình điều chỉnh của Chính phủ Đức.

Vốn đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam 58,7 tỉ USD lớn gấp 50 lần chi ngân sách trung ương dành cho phát triển hạ tầng giao thông bình quân những năm qua. Nếu dự án đường sắt cao tốc được chấp thuận đầu tư trong 30 năm thì ngân sách trung ương, trong bối cảnh rất có hạn hiện nay, không loại trừ phải đình hoãn nhiều dự án khác.

Có tới 80% vốn đầu tư đường sắt cao tốc - khoảng 1.075.567 tỉ đồng (46,96 tỉ USD) - được Bộ GTVT dự kiến huy động từ ngân sách. "Nguồn vốn đầu tư đường sắt cao tốc rất lớn và bối cảnh nợ công áp trần cho thấy rủi ro tài chính khi thực hiện tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là không nhỏ" - chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Điều đáng nói hơn, số liệu trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam cũng cho thấy dự án không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Kể cả khi tốc độ tàu chạy tối đa theo thiết kế đạt 350 km/h thì thời gian chạy tàu từ Hà Nội - TP.HCM cũng mất khoảng 5 giờ, gấp hơn 2 lần thời gian di chuyển bằng máy bay.

Rõ ràng, trong bối cảnh các hãng hàng không giá rẻ ra đời ngày một nhiều hơn, sẽ rất khó để đường sắt cao tốc cạnh tranh.

Đề xuất đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam cần loại trừ "căn bệnh vung tay quá trán" trong đầu tư công. Hệ quả nhiều dự án rơi vào đình trệ, chậm tiến độ... Bộ GTVT nên sớm có giải thích cụ thể hơn về phương án của mình sau khi Bộ KH-ĐT đã phân tích rất kỹ nhiều bất cập, tránh những băn khoăn của dư luận.

"Xài sang" mà không tương ứng với tính khả thi và hiệu quả, trong khi cần tới hàng chục tỉ USD, sẽ tạo nguy cơ không tạo thêm động lực, ngược lại sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Đó là vấn đề cần đặt ra trước khi quyết định đầu tư đại dự án này.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam:

TTO - Hiện chưa đủ thông tin để đánh giá phương án 26 tỉ USD của Bộ Kế hoạch - đầu tư có khả thi hay không, nhưng trước hết nó cho chúng ta gợi ý rằng Việt Nam có thể hiện thực hóa ước mơ đường sắt cao tốc với cái giá chấp nhận được.

BẢO NGỌC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp