Một người đang mài sừng tê giác tại Việt Nam - Ảnh: National Geographic |
CITES cho biết trong vài năm qua, trung bình hằng năm có khoảng 1.300 tê giác châu Phi bị giết để lấy sừng, tăng đáng kể so với con số 100 con bị giết năm 2008.
Hãng tin AP cho biết tổ chức phi chính phủ đặt tại Hà Lan có tên Ủy ban công lý của đời sống hoang dã (WJC) xác định làng Nhị Khê, Hà Tây là điểm trung chuyển lớn nhất buôn bán các sản phẩm thú hoang dã bất hợp pháp.
Năm ngoái, có 1.175 tê giác bị giết bất hợp pháp tại châu Phi trong khi các nhà điều tra phát hiện tại làng Nhị Khê có đến 573 sừng tê giác châu Phi, tức chiếm hơn phân nửa lượng sừng bất hợp pháp. Ngoài ra, WJC còn phát hiện 907 ngà voi và nhiều sản phẩm khác có trị giá tổng cộng 53 triệu USD.
Ông Colman O’Criodain, nhà phân tích thương mại của Quỹ đời sống hoang dã (WWF), nói: "Trong sáu năm qua, Việt Nam luôn là thị trường sừng tê giác lớn nhất thế giới. Dù vậy, vẫn chưa có biện pháp mạnh nào để ngăn chặn việc buôn bán sản phẩm này".
Theo báo cáo của chính phủ Nam Phi, trung bình tại mọi thời điểm trong ngày, luôn có 12 băng đảng săn lậu hoạt động tại vườn quốc gia Kruger.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận