11/12/2024 10:21 GMT+7

Việt Nam học gì từ Thái Lan để xây dựng thương hiệu gạo?

Thái Lan từ lâu đã được mệnh danh là “căn bếp của thế giới” nhờ nền ẩm thực phong phú. Đất nước này là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu và thành công xây dựng thương hiệu nhiều loại gạo.

Việt Nam học gì từ Thái Lan để xây dựng thương hiệu gạo? - Ảnh 1.

Bao bì gạo Jasmine của Thái Lan có nhiều ngôn ngữ

Bộ Thương mại Thái Lan cho biết Thái Lan xuất khẩu 8,77 triệu tấn gạo trị giá hơn 5,1 tỉ USD vào năm 2023. Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 8,37 triệu tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ này ước tính lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ vượt 9 tấn, mang về 6,4 tỉ USD cho Thái Lan.

Các thị trường chính của gạo Thái Lan là Indonesia, Iraq và Mỹ, báo Bangkok Post thông tin.

Xứ sở chùa vàng xuất khẩu nhiều loại gạo và đã định vị được thương hiệu trên thị trường quốc tế, như gạo Thái Hom Mali hay gạo Jasmine (hoa nhài), gạo Thái Pathum Thani...

Nhờ xây dựng thương hiệu gạo thành công, giá bán của Thái Lan đã tăng đáng kể qua các năm, theo Bộ Thương mại nước này.

Trong năm nay, gạo Thái Hom Mali có giá xuất khẩu trung bình 935 USD/tấn, tăng 7,59% so với cùng kỳ năm trước. Gạo Pathum Thani có giá 875 USD/tấn, tăng 24,64%.

Thông tin từ báo The Nation cho biết giá gạo trắng xuất khẩu tăng 11,67%, đạt 603 USD/tấn.

Chính phủ Thái Lan đã đề ra các tiêu chuẩn khắt khe để đảm bảo chất lượng của gạo Hom Mali và giữ vững vị trí của loại gạo này trên thị trường thế giới.

Cụ thể, gạo phải được trồng ở Thái Lan, không có côn trùng, độ ẩm không được vượt quá 14%, hạt gạo có chiều dài không dưới 7mm, tỉ lệ chiều dài/chiều rộng của hạt nguyên vẹn không nhỏ hơn 3,2/1, hàm lượng Amylose (một thành phần của tinh bột) phải nằm trong khoảng 13-18%…

Xây dựng thương hiệu gạo từ việc hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp

Để xây dựng các thương hiệu gạo, chính phủ nước này đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, phân phối và xuất khẩu gạo.

Tháng 6-2024, Thái Lan đã phê duyệt ngân sách 29,9 tỉ THB (22 nghìn tỉ đồng) để hỗ trợ nông dân chi phí phân bón, với mong muốn tăng sản lượng lúa gạo 10% trong mùa thu hoạch năm nay.

Chính phủ sẽ trợ cấp chi phí phân bón ở mức 500 THB (hơn 369.000 đồng) mỗi rai (khoảng 1.600m2), tối đa 20 rai mỗi người, cho vụ mùa 2024-2025.

Nông dân có thể mua phân bón từ các cửa hàng đã đăng ký với cơ quan nhà nước với giá thấp hơn giá thị trường. Ước tính có khoảng 4,68 triệu nông dân sẽ được hưởng lợi từ chương trình này.

Thái Lan đang hướng nông dân trở thành những người nông dân thông minh bằng cách sử dụng công nghệ và đổi mới.

Chương trình này cũng nhấn mạnh đến quản lý nông nghiệp thông minh, bao gồm giảm chi phí, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro từ thiên tai và thúc đẩy trang bị kiến thức cho nông dân.

Hiện nay, ngành nông nghiệp Thái Lan đã bắt đầu kết hợp các công nghệ như máy bay không người lái để bón phân, phun thuốc và theo dõi tình trạng đồng lúa. Thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao cũng là một phần trong chiến lược Thái Lan 4.0. Ngoài ra, ngành gạo Thái còn tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, chế biến sản phẩm để gia tăng giá trị.

Bộ Công nghiệp nước này cũng hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn và thúc đẩy việc sử dụng chất thải nông nghiệp làm năng lượng, đảm bảo sự phát triển bền vững và tăng thu nhập của nông dân thông qua việc bán tín chỉ carbon.

Nông dân nước này cũng học cách tự sản xuất phân bón và các sản phẩm sinh học, từ đó giảm chi phí canh tác và những rủi ro tiềm ẩn của phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.

Sản xuất bền vững, tận dụng thương mại điện tử

Thái Lan rất chú trọng chuyển đổi ngành lúa gạo quốc gia theo hướng sản xuất bền vững, thích ứng với môi trường, sử dụng các biện pháp canh tác lúa gạo thân thiện với môi trường.

Bộ Thương mại Thái Lan kêu gọi nông dân nước này áp dụng công nghệ để giảm phát thải carbon trong sản xuất lúa gạo, tăng tính cạnh tranh trên toàn cầu.

Ông Poonpong Naiyanapakorn, giám đốc Văn phòng chính sách và chiến lược thương mại thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, nhấn mạnh yêu cầu thích ứng với những thách thức biến đổi khí hậu và sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng.

Là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Thái Lan đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc giảm phát thải khí nhà kính trong hoạt động nông nghiệp. Theo số liệu gần đây, ngành nông nghiệp chiếm 15,23% tổng lượng khí thải nhà kính của Thái Lan, chỉ đứng sau ngành năng lượng với 69,96%. Canh tác lúa chiếm tới hơn một nửa tổng lượng khí thải nông nghiệp.

Thái Lan cần thúc đẩy sản xuất lúa "carbon thấp" bằng các phương pháp và công nghệ mới giúp giảm lượng khí thải, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường và tiếp cận các thị trường cao cấp.

Thời gian qua, Thái Lan đã có những bước đi mới theo hướng này thông qua các sáng kiến như: Dự án Thai Rice NAMA được triển khai từ tháng 8-2018 đến tháng 7-2024, với sự hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan và Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức.

Trong khi đó, Cục Lúa gạo Thái Lan đang nỗ lực tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm gạo cao cấp bằng cách hỗ trợ các trung tâm sản xuất gạo trên toàn quốc phát triển năng lực chế biến, cải tiến giống lúa và nâng cấp thương hiệu sản phẩm.

Thái Lan đang nỗ lực đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, cải tiến phương pháp canh tác nhằm tăng năng suất và giá trị gạo, và hợp tác với khu vực tư nhân trong phát triển công nghệ.

Với sự hỗ trợ của Bộ Thương mại và các nền tảng thương mại điện tử địa phương như BentoWeb, các hợp tác xã lúa gạo trên cả nước thiết lập kho hàng trực tuyến và vận chuyển gạo đến tay khách hàng. Thương mại điện tử đã cho phép các nhà bán lẻ Thái Lan tiếp cận trực tiếp với khách hàng nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với trước đây.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gạo của Thái Lan rất chú trọng đầu tư vào bao bì. Các mẫu bao bì gạo Thái Lan đa số đều có tiếng Anh, tiếng Thái, tiếng Trung, tiếng Philippines, tiếng Việt…

Bộ Thương mại Thái Lan đã đăng ký nhãn hiệu chứng nhận gạo như “Thai Hom Mali rice” ở 55 quốc gia, theo Bangkok Post. Cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại luôn nhấn mạnh việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với gạo Thái Lan, đặc biệt là gạo Hom Mali.

Bộ Ngoại giao cũng phát triển cơ sở dữ liệu về thương hiệu gạo Thái Hom Mali và đẩy mạnh các chiến dịch giới thiệu Hom Mali đến các nước.

Việt Nam học gì từ Thái Lan để xây dựng thương hiệu gạo? - Ảnh 4.Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt

Gạo chất lượng cao, gạo mang thương hiệu sản phẩm gắn với địa phương đang được triển khai một cách mạnh mẽ ở ĐBSCL. Theo nhiều chuyên gia, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia sẽ thuận lợi hơn khi ngày càng có nhiều thương hiệu gạo địa phương.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp