Thế giới có khoảng 15.000 loài kiến, trong ảnh là loài kiến vàng xanh thuộc họ kiến vàng - Ảnh: Alamy |
Theo Guardian, ĐH Hong Kong đã dành thời gian bốn năm để nghiên cứu dự án Antmaps - thành lập bản đồ sự phân bố vị trí địa lý của khoảng 15.000 loài kiến trên thế giới.
Trong số này, bang Queensland (Úc) có số lượng loài bản địa nhiều nhất với khoảng 1.400 loài. Một số nơi khác có nhiều loài kiến bản địa sinh sống như đảo Borneo, Malaysia (867 loài), Congo (736 loài) hay Ecuador (714 loài). Trong khi đó Việt Nam được ghi nhận có 379 loài bản địa.
TS Benoit Guenard - một trong những nhà nghiên cứu thành lập bản đồ phân bố các loài kiến, làm việc tại khoa sinh học ĐH Hong Kong - nói qua bản đồ này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về tính đa dạng các loài kiến trên thế giới.
TS Benoit Guenard (giữa) và các đồng nghiệp “khoe” mẫu vật các loài kiến được lưu trữ tại ĐH Hong Kong - Ảnh: AFP/Getty Images |
Kiến có nhiều hữu ích như giúp phát tán hạt hay bắt rệp trên cây trồng.
“Kiến thức hiểu biết về sự đa dạng sinh học của các loài trên hành tinh của chúng ta còn hạn chế. Chúng ta đang sống trong một thế giới bị chi phối bởi côn trùng (trong đó có kiến). Do đó, bản đồ trực tuyến về phân bố loài kiến là một công cụ tuyệt vời để chúng ta nghiên cứu chúng” - ông Guenard cho biết thêm.
Theo scmp.com, dự án Antmaps được thành lập và tổng hợp dựa trên 1,6 triệu hồ sơ dữ liệu và 8.500 ấn phẩm về kiến được thu thập ở khắp nơi trên thế giới.
Vị trí bản đồ cho thấy Việt Nam có 379 loài kiến bản địa - Ảnh: antmaps.org |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận