Bà Triệu - tác phẩm trong bộ tranh Vẽ lại tranh dân gian của nghệ sĩ 9X Nguyễn Xuân Lam
Sự thật đáng báo động này được các nhà nghiên cứu và nghệ nhân cho biết tại hội thảo khoa học quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ trong đời sống đương đại" diễn ra ngày 1-11 tại TP Bắc Ninh.
Hội thảo do Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh tổ chức, là một bước nhằm hoàn thiện hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đệ trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đến từ các nước Na Uy, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... cũng như các nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý văn hóa trong cả nước đã cùng bàn luận về các chủ đề như: nhận diện, giá trị và ý nghĩa của tranh dân gian nói chung và tranh dân gian Đông Hồ nói riêng; thực trạng, quản lý nghề làm tranh và tranh dân gian Đông Hồ; vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị của di sản tranh dân gian và tranh Đông Hồ.
Các giải pháp đưa ra tập trung vào sự hỗ trợ của chính sách nhà nước, tạo điều kiện về đầu ra cho sản phẩm tranh, hỗ trợ các nghệ nhân duy trì, trao truyền nghề cho thế hệ trẻ. Một số nhà nghiên cứu trong nước gợi ý đưa tranh Đông Hồ vào giảng dạy ở trường phổ thông nhằm giáo dục việc bảo vệ và phát huy giá trị của tranh dân gian trong đời sống đương đại.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam - cho biết sau hội thảo này, viện cùng với Sở VH-TT&DL Bắc Ninh sẽ hoàn thiện hồ sơ gửi về Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia vào tháng 12-2019, sau đó trình lên UNESCO trước tháng 3-2020.
Ông Sơn cho biết hiện Việt Nam đang có 3 hồ sơ đã đệ trình lên UNESCO xếp hàng đợi được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đó là hồ sơ Hát then đàn tính, Nghệ thuật xòe Thái, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận