Ông Trương Văn Phước, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - Ảnh: L.T. |
Đó là nhận định của ông Trương Văn Phước, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tại Diễn đàn Kinh tế có chủ đề "Thách thức tái cơ cấu nền kinh tế" do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 12-10.
Ông Phước nêu hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng không nên tái cơ cấu ngân hàng để cho những người gây nên nợ xấu tự xử lý.
Nhưng nếu đặt ra quan điểm đó thì nền kinh tế sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro. Đó là lãi suất cho vay tăng cao hơn.
Lạm phát chưa đến 1% nhưng lãi suất cho vay 9-10%. Đó chính là hệ quả trực diện của nợ xấu.
Ngoài ra, tỉ lệ sinh lời trên vốn sở hữu của hệ thống ngân hàng trong năm năm gần đây giảm đi ba lần từ 12% còn 4%, còn tỉ lệ sinh lời trên tài sản từ 1,2 còn 0,4%.
Chính những điều đó sẽ lan tỏa sang chi phí vốn làm cho nền kinh tế phải chấp nhận chi phí vốn rất cao.
Với lập luận trên, ông Phước đề xuất cần phải xử lý nợ xấu. Nhưng theo ông Phước, chúng ta không thể xử lý nợ xấu bằng khẩu hiệu suông.
“Không thể để mình Ngân hàng Nhà nước xử lý được nợ xấu mà cần có một Ủy ban cấp nhà nước điều hành xử lý nợ xấu.
Theo chúng tôi tính toán để xử lý được nợ xấu, VN cần khoảng 25 tỉ USD. Tiền này lấy từ dự phòng rủi ro qua chi phí vay vốn và người vay vốn sẽ chịu.
Mỗi năm các tổ chức tín dụng cần 40.000 tỉ đồng, tức là trong năm năm cần 150.000 - 200.000 tỉ đồng” - ông Phước cho hay.
Ngoài ra, cũng theo vị lãnh đạo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nguồn lực để xử lý nợ xuất có thể huy động từ huy động vốn trong dân, thông qua việc phát hành một loại trái phiếu đặc biệt được đảm bảo bằng tài sản.
Nếu không trả được nợ xấu thì trả bằng tài sản đó.
Ông Phước cũng cho biết theo tính toán như ở VN, trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng tốt thì tỉ lệ nợ xấu tự nhiên là khoảng 1,25%, tương đương 60.000-70.000 tỉ đồng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận