21/06/2009 22:59 GMT+7

Viêm xương tủy

ThS-BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên chấn thương chỉnh hình BV ĐH Y dược TP.HCM)
ThS-BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên chấn thương chỉnh hình BV ĐH Y dược TP.HCM)

TTO - Tôi bị gãy 1/3 xương đùi trái đang kết xương bằng khung cố định ngoài nhưng vết mổ vẫn dò dịch và được chuẩn đoán là viêm xương dò tủy.Hiện tại chỗ vết gãy xương liền vào thì lại bị vỡ ra và trở thành xương chết.

Tôi đã mổ lấy xương chết và nạo xương viêm nhiều lần nhưng chưa khỏi. Tôi xin hỏi bác sỹ về cơ sở khoa học và phương pháp chữa dứt điểm bệnh trên. Hoặc mong bác sỹ chỉ giúp các loại thuốc hay thực phẩm giúp cho việc chữa trị bệnh này.

Nguyễn Tuấn Đạt

- Trả lời của phòng mạch online:

Chúng tôi rất tiếc là không biết anh bị gãy xương đùi vì lý do gì và tại sao phải đặt khung cố định ngoài. Vì hiện tại anh đang bị viêm xương tủy dò mủ. Nhưng viêm xương tủy do đường máu sẽ có tiên lượng hoàn toàn khác với viêm xương tủy sau chấn thương, bởi lẽ viêm xương tủy đường máu sẽ làm viêm toàn bộ xương đùi và vấn để đùi trị khó hơn so với sự khu trú của viêm xương tủy ở đùi sau chấn thương.

bOFl3KXa.jpgPhóng to G6spyhym.jpg
Dò mủ cẳng chân do viêm xương sau chấn thương. Ảnh Nam Anh X-quang viêm xương sau chấn thương. Ảnh Nam Anh

Nếu anh bị tai nạn gãy hở đùi và sau đó được đặt khung cố định ngoài là viêm xương tủy sau chấn thương. Nguy cơ của gãy hở là sự nhiễm trùng của ổ gãy. Nhiễm trùng xương là loại nhiễm trùng cực kỳ khó điều trị bởi lẽ vi trùng bám chặt vào trong xương, sống và ẩn nấp trong đó. Mặt khác xương là mô có ít máu nuôi dưỡng nên kháng sinh rất khó thấm vào để tiêu diệt vi trùng. Các loại thuốc gần như vô hiệu.

Điều trị viêm xương tủy là điều trị ngoại khoa nghĩa là phải cắt bỏ phần xương đã bị nhiễm trùng, nếu vùng đó thiếu da sẽ phải làm một vạt da hay cơ che lấp vào chỗ mất xương. Sau một thời gian ổ nhiễm trùng lắng dịu xuống, các bác sĩ sẽ dùng nhiều biện pháp khác nhau để lấp đầy chỗ mất xương do cắt bỏ của anh.

Có thể dùng khung cố định ngoài kéo dài phần xương lành lấp vào phần xương đã mất, đây là cách hay làm nhất. có thể dùng xương ghép tự thân hay ghép đồng loại lấp vào chổ mất xương. Việc nạo xương và lấy đi xương chết phải làm triệt để nghĩa là phải lấy hết thì mới hết dò mủ. đây là quá trình điều trị lâu dài và khó khăn cần sự hợp tác tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Hy vọng anh đã biết hướng điều trị. Anh có thể trao đổi với bác sĩ điều trị để hiểu rõ hơn phương pháp điều trị và hợp tác tốt với bác sĩ trong việc điều trị.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected].

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

ThS-BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên chấn thương chỉnh hình BV ĐH Y dược TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp