Tuy nhiên, cấu trúc niêm mạc đường hô hấp trên và dưới lại khác biệt nhau, ví dụ miêm mạc mũi có nhiều mạch máu hơn, trong khi ở phế quản lại có sự hiện diện của các cơ trơn. Vì vậy biểu hiện của viêm mũi dị ứng và hen suyễn sẽ khác nhau. Ở bệnh nhân hen có sự co thắt phế quản trong phổi, còn ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng có sự dãn mạch gây nghẹt mũi.
Viêm mũi dị ứng tác động lên bệnh hen
Viêm mũi dị ứng là yếu tố khởi phát cơn hen: trực tiếp gây 26,42% cơn hen trẻ em.
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng có nguy cơ bị hen gấp 3 lần so với người bình thường.
Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống bệnh nhân hen. Viêm mũi dị ứng là yếu tố nguy cơ cho kiểm soát hen:
• Gia tăng các triệu chứng hen;
• Tăng nguy cơ nhập viện do hen;
• Tăng đợt kịch phát và khám bệnh cấp cứu do hen;
• Làm hen không được kiểm soát.
Một số lưu ý mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và hen
Một số nghiên cứu cho thấy: 80% bệnh nhân hen có viêm mũi dị ứng; 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen. Nên tầm soát hen ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng có triệu chứng hô hấp bằng hô hấp ký có thử thuốc dãn phế quản.
Khi điều trị viêm mũi dị ứng trên bệnh nhân hen sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh, kiểm soát hen tốt hơn, giảm nhập viện và cấp cứu, giảm thời gian nằm viện và giảm chi phí điều trị.
Khi các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi kéo dài hơn hai tuần hoặc trường hợp khẩn cấp nếu trẻ bị ngưng thở lúc ngủ nặng hoặc sốc phản vệ thì cần phải đến bác sĩ thăm khám bệnh.
Phòng ngừa
Viêm mũi dị ứng và hen là một bệnh lý của đường hô hấp, là hậu quả của sự tương tác giữa gene và môi trường. Để phòng ngừa 2 bệnh này, cần giảm tiếp xúc với các yếu tố, tác nhân kích thích. Khi bị viêm mũi dị ứng, cần điều trị sớm để tránh biến chứng, tránh chuyển sang hen, tránh làm nặng bệnh hen. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên khám tầm soát hen và ngược lại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận