15/03/2018 16:44 GMT+7

Viêm gan do virus C

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế

Virus viêm gan C là bệnh lây truyền qua đường máu. Thông thường virus xâm nhập vào cơ thể qua một vết thương ở ngoài da.

Viêm gan do virus C - Ảnh 1.

Virus viêm gan C là một loại virus gây các tổn thương ở gan. Ảnh: theworldmedicalcenter.com

Virus viêm gan C (VG C) là một loại virus gây viêm gan, tương tự như virus viêm gan A và B. Cơ chế gây bệnh của các virus khác nhau và cách thức truyền bệnh cũng khác nhau. Virus VG C có thể làm tổn thương gan trầm trọng, dẫn đến suy gan, ung thư gan và tử vong.

Đường lây truyền

Virus VG C là bệnh lây truyền qua đường máu. Thông thường virus xâm nhập vào cơ thể qua một vết thương ở ngoài da. Đường lây nhiễm chủ yếu thường do tiêm chích. Sử dụng kim tiêm chung với người khác có thể bị lây nhiễm virus VG C. Nhân viên y tế cũng có thể bị nhiễm virus VG C do kim tiêm. Trước năm 1992, do chưa kiểm tra máu như hiện nay, nên có nhiều người bị nhiễm virus VG C do truyền máu. Virus VG C cũng có thể lây qua đường sinh dục hoặc do dùng chung vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng nhưng thường hiếm gặp.

Triệu chứng

Khoảng 70 - 80% người bị nhiễm virus VG C không có triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn sớm. Ở một số người triệu chứng có thể xảy ra sau vài năm hay vài chục năm sau khi tổn thương gan xuất hiện. Một số khác triệu chứng phát khởi trong khoảng 2 tuần đến 6 tháng sau khi nhiễm virus. Thời gian trung bình xảy ra triệu chứng là 6 đến 7 tuần sau khi bị nhiễm virus. Triệu chứng VG C bao gồm:

- Sốt nhẹ đến sốt cao, đau khớp, mệt mỏi,

- Đau bụng, ăn không ngon, buồn nôn, nôn ói.

- Tiểu xậm màu, phân có màu đất sét, da vàng.

Chẩn đoán

Chẩn đoán viêm gan do virus C bằng nhiều xét nghiệm máu. Xét nghiệm kháng thể VG C để kiểm tra kháng thể chống virus. Kết quả "âm tính" có nghĩa là kháng thể đối với virus không được phát hiện. Kết quả "dương tính" có nghĩa là kháng thể đối với virus hiện hữu tuy nhiên xét nghiệm không thề xác định được mới nhiễm virus hay nhiễm đã lâu. 

Một xét nghiệm máu khác để xác định thành phần gen của VG C (còn gọi là HCV RNA test) đang được sử dụng. Kết quả của xét nghiệm này có thề giúp cho bác sĩ xác định được tình trạng mới nhiễm virus VG C hay đã lâu.

Một khi xác định đã bị nhiễm virus VG C, cần cho làm thêm các xét nghiệm đề đánh giá mức độ tổn thương gan. Sinh thiết gan cũng có thể được chỉ định. Có nhiều thể virus đáp ứng với các liệu pháp khác nhau.

Nên cần làm xét nghiệm để xác định genotype của VG C đề giúp cho việc điều trị được chính xác.

Biến chứng của viêm gan virus C

Nhiễm kinh niên virus VG C là một bệnh gây nhiều biến chứng trầm trọng. Từ 75% đến 85% bệnh viêm gan virus C cấp tính trở thành viêm gan virus C kinh niên. 2/3 trong nhóm kinh niên này bị tác hại đến gan. Trên 20% phát triển thành xơ gan trong khoảng 20 đến 30 năm. Xơ gan gây rối loạn chức năng gan và làm tăng men gan. Trên 5% bệnh nhân bị VG C kinh niên có thể tử vong vì ung thư gan hay xơ gan.

Điều trị

Liệu trình điều trị phụ thuộc vào nhiễm virus VG C là cấp tính hay kinh niên, dạng gen (genotype) của virus, số lượng virus trong cơ thể, mức độ tổn thương gan và thề trạng của bệnh nhân. Liệu pháp điều trị được chuyên biệt hóa cho từng bệnh nhân. Mục tiêu của điều trị là đạt được đáp ứng virus kéo dài (SVR: sustained virologic response), có nghĩa là không phát hiện virus trong máu 6 tháng sau khi điều trị.

Có nhiều loại thuốc điều trị cho từng trường hợp viêm gan virus C, bác sĩ sẽ chọn liệu pháp tốt nhất cho từng bệnh nhân.

Phòng ngừa

Chưa có thuốc chủng ngừa (vaccin) cho viêm gan virus C. Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một loại vaccin chống virus này. Hiện nay chỉ có vaccin phòng ngừa virus viêm gan A và B.

Viêm gan virus C là bệnh nhiễm trùng qua đường máu. Để làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm, cần tránh dùng chung các dụng cụ như: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng. Không sử dụng thuốc tiêm, nếu cần phải dùng thuốc tiêm thì đừng bao giờ dùng chung kim tiêm và ống tiêm với người khác. 

Xâm mình hay xâu lỗ tai cũng có nguy cơ lây bệnh. Sử dụng bao cao su khi giao hợp. Cán bộ y tế thận trọng tránh kim tiêm và các thứ khác có tiếp xúc với máu.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp