19/11/2018 16:00 GMT+7

Việc làm cho lao động lớn tuổi mất việc

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bộ LĐTBXH đang nghiên cứu bổ sung thêm chính sách mới hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp (DN) để tạo việc làm cho lao động lớn tuổi.

Việc làm cho lao động lớn tuổi mất việc - Ảnh 1.

Doanh nghiệp tạo việc làm ổn định cho người lao động - Ảnh: TTXVN

Mỗi năm, hàng trăm nghìn lao động lớn tuổi đứng trước nguy cơ mất việc và khó quay lại thị trường lao động chính thức. Nhất là lao động tuổi trên 35 đang là bài toán với nhiều địa phương.

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết: Nguy cơ lao động lớn tuổi bị mất việc là rất lớn. Nhất là tại các Khu công nghiệp – Khu chế xuất đang sử dụng nhiều lao động sử dụng tay nghề thấp. Đến độ tuổi nhất định, doanh nghiệp sẽ cho nghỉ việc. Do đó, đào tạo kỹ năng nghề sẽ là cánh cửa để họ tiếp tục tham gia thị trường lao động.

Hiện Bộ LĐTBXH đang nghiên cứu bổ sung thêm chính sách mới hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp (DN) để tạo việc làm cho lao động lớn tuổi. Thay vì hỗ trợ trực tiếp cho người mất việc, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ có thêm chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp đang gặp khó khăn để không sa thải lao động và hỗ trợ để duy trì việc đóng bảo hiểm xã hội cho lao động lớn tuổi, tiếp tục nhận những lao động mất việc lâu ngày trở lại làm việc.

Với những ngành sử dụng đông nhân lực như dệt may, da giày, thủy sản, điện tử… đây là chính sách hỗ trợ quan trọng để kéo dài tuổi lao động cho công nhân. Cụ thể với những lao động nữ từ 45 tuổi – nam 50 tuổi được DN tiếp nhận thì DN đó có thể được nhận hỗ trợ 500.000 đồng đóng BHXH cho lao động. Còn DN nhận một lao động lớn tuổi thất nghiệp thì sẽ được hỗ trợ trả lương 2,5 triệu đồng người trong vòng 6 tháng.

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) đánh giá cao chính sách mới trong thực hiện BHTN. Thay vì chỉ thực hiện chi trả BHTN một lần hoặc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động như trước kia thì việc chuyển tiền Quỹ BHTN sang hỗ trợ trực tiếp DN khó khăn để họ tiếp nhận và hỗ trợ đóng BHXH, hỗ trợ chi phí thuê lao động là việc làm giúp ích lâu dài cho người lao động.

"Tuy nhiên, các khoản mức hỗ trợ cần được tính toán và giám sát chặt chẽ. Nếu không cụ thể hoá cách làm, cơ chế thực hiện, cũng như việc giám sát thì khó tránh khỏi sự thất thoát", ông Quảng chia sẻ.

Về phía DN, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, bản thân các DN cần phải tạo điều kiện cho lao động lớn tuổi làm việc. Có thể bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, năng lực cho họ. Thêm vào đó, tăng cường đào tạo, nâng cao tay nghề cho họ, nếu không đào tạo được nữa thì phải hỗ trợ trực tiếp DN để họ nhận và đóng BHXH cho lao động.

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, việc lao động lớn tuổi bị cho nghỉ việc tại các khu công nghiệp là nguy cơ hiện hữu. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như người lao động cần có những chuẩn bị cần thiết. Việc lao động trên 35 tuổi bị sa thải đa phần là những lao động phổ thông, không qua đào tạo, nên sẽ rất khó tìm những công việc khác sau khi chấm dứt quan hệ lao động với doanh nghiệp. Do đó việc đào tạo nghề, trong đó dùng nguồn lực từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một chủ trương tốt nhưng cần phải có biện pháp thực hiện hiệu quả; tăng cường giám sát của cơ quan chức năng./.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp