Những con dấu của giáo viên đặt hàng tại một cơ sở sản xuất con dấu ở Hà Nội và nhận xét được đóng dấu trên vở học sinh - Ảnh tư liệu |
>>
>>
Lớp đông học sinh, giáo viên đâu có "3 đầu 6 tay"
+ Giáo viên đâu phải ba đầu sáu tay mà phê được tất cả 40-50 học sinh trong lớp... khi còn cả đống công việc, sổ sách khác phải làm.
+ Ở trường mầm non của con tôi, cô giáo cũng cắt những mảnh giấy nhỏ có in sẵn lời phê rồi dán vào sổ bé ngoan. 1 cách phê đánh đồng năng lực của các bé. Tôi cũng thông cảm cho các cô vì biết rằng cô không có nhiều thời gian nhưng vẫn cảm thấy sao sao ấy. Không thể nói được. Có phụ huynh nào cùng suy nghĩ như tôi không?
+ Làm được nhận xét cho từng học sinh là rất tốt với điều kiện là 1 lớp học có sĩ số dưới 20 học sinh và người giáo viên không phải lo cơm áo gạo tiền.
+ Tôi là giáo viên tiểu học. Đành rằng việc ghi nhận xét vào vở học sinh thì vất vả hơn cho điểm rất nhiều. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ cố gắng ghi nhận xét. Hiện tại, tôi chưa có ý định đặt con dấu. Ví dụ như các em viết chính tả. Em không sai lỗi nào thì nên ghi nhận xét khác. Em sai 2 - 3 lỗi nên ghi nhận xét khác. |
Còn với thực trạng số học sinh khoảng 40 đến 55 học sinh trên lớp như hiện nay thì các thầy cô đưa "công nghệ" vào là đúng thôi.
Và đến lượt các phụ huynh lo lắng là con mình thực tế học hành ra sao?
+ Có ai hiểu giùm rằng việc nhận xét này chỉ phù hợp với lớp có sĩ số dưới 20, khi đó giáo viên mới đủ thời gian.
Tính trung bình một tiết dạy giáo viên phải tự phê cho 10 học sinh (với lớp 40 học sinh), phê cả vào sổ và cả vào vở, vậy là 20 lời nhận xét, tiết dạy 35 phút còn lại bao nhiêu phút để dạy thực sự?
Uyển chuyển trong đánh giá
+ Điểm số hay lời nhận xét (viết bằng chữ, đóng con dấu,...) đều có cái lợi của nó theo nhiều hình thức khác nhau.
Ý kiến chủ quan của tôi là nên phối hợp tất cả lại phù hợp với từng kiểu dạy của giáo viên, cũng như để giảm sức lực cho giáo viên trong nhiều trường hợp.
Tuy nhiên là cũng cần đặt ra một số tiêu chuẩn, để tránh tình trạng các giáo viên không đặt hết sức của mình vào công cuộc giáo dục.
Chẳng hạn như các bài kiểm tra tổng hợp mang tính chất quan trọng, nên cho điểm để phân định rõ khả năng của các em ở mức nào, từ đó phụ huynh sẽ phải có phương pháp phối hợp với thầy cô để cải thiện trình trạng học của con em mình.
Các bài kiểm tra hay bài tập nhỏ lẻ, với các bạn làm tốt thì chỉ cần đóng dấu khen ngợi là được rồi.
Nhưng với những bạn kém, nên trực tiếp viết lên lời phê bình để phụ huynh nắm được tình trạng các em.
Tóm lại, nên đặt ra 1 tiêu chuẩn/tiêu chí, còn áp dụng theo cách nào thì tuỳ theo giáo viên/tình trạng lớp học mà giáo viên có cách làm của riêng mình.
+ Việc đóng dấu lời khen sẵn cũng là một hình thức tốt giúp cho thầy cô giảm tải để có sức và thời gian chăm lo cho các cháu. Nên kết hợp và linh hoạt. Chỉ khi nào có các tình tiết riêng biệt thì cô chú thêm bằng bút viết để phụ huynh hiểu thêm.
Và tuyệt đối bỏ thói quen quy đổi chú thích ra điểm vì nó rất tiêu cực và làm sai các hình thức tốt khác.
Cháu nhà tôi rất thích khi học về khoe với ba mẹ rằng "Hôm nay con viết tốt, đọc tốt. Cô cho con một/ hai hoa mai vàng/ngôi sao"
+ Cái khó là ở người thực thi, tức giáo viên. Giáo viên cần tìm cái hay của học sinh để khen, khích lệ và tìm cái dở, cái chưa được để giúp các cháu sửa mình.
Ở đâu có hiệu trưởng, giáo viên trí tuê và tâm huyết, ở đó có môt ngôi trường đúng nghĩa.
+ Lời phê phải theo thực tế diễn biến từng ngày của học sinh chứ nó không thể khô khan như con dấu mộc. Lời phê còn là lời căn dặn của cô với trò, lời nhắn nhủ của cô với phụ huynh.
Nếu các cô nói không có thời gian thì tôi không tin vì cô nào cũng dạy thêm cơ mà. Thời gian dạy thêm kiếm tiền thì có, còn ghi lời phê lại không có thời gian.
+ Theo tôi, các giáo viên tiểu học cần phải nắm được tinh thần của thông tư mới này, sẽ dễ dàng trong việc đánh giá học sinh.
+ Nét chữ viết của thầy cô nhận xét trên những quyển tập của học sinh còn thể hiện một tình cảm, là kỷ niệm đẹp của một thời cắp sách đến trường! + Mấy cái mộc không thể diễn đạt đầy đủ ý. Mỗi học sinh cần có những nhận xét khác nhau. |
Giáo viên cần chấm đúng, sai cho cả lớp và nhận xét cụ thể các bài làm còn thiếu sót, đưa ra biện pháp định hướng cho học sinh để học sinh không phải mắc sai sót nữa.
Giáo viên có thể ghi nhận xét từ 5 đến 10 tập vở trong 1 tiết học thôi, và chỉ dành cho những em trung bình yếu. Còn những em giỏi thì 1 tuần ghi nhận xét 1 lần để khen ngợi các em.
Nhận xét cần phải được cô viết chứ không phải đóng dấu. Chỉ có cô giáo mới quan sát, nhận thấy biểu hiện của học sinh trong tiết học ấy và ghi nhận xét mới chính xác và đầy tình cảm dành cho học sinh của mình được.
+ Nhận xét hay chấm điểm thì cũng cần phải trung thực. Chứ cứ nhận xét bằng lời hay ý đẹp trong khi học sinh chẳng có ý thức tự giác học, nghịch ngợm vẫn không được phê bình, góp ý thì nguy hiểm.
Theo tôi nên thưởng, phạt công minh, khen chê cụ thể thì mới mang tính giáo dục cao!
+ Theo quan điểm cá nhân, chấm điểm là thiết thực nhất, bởi vì học sinh (trẻ nhỏ) chỉ nhìn trên điểm số sẽ cố gắng nhiều hơn. Những lời phê chung chung sẽ không có sự phản ánh rõ rệt cho trẻ nhỏ cố gắng.
+ Cho điểm vẫn là cách tốt. Và nếu giáo viên có thêm lời nhận xét để các em cố gắng là càng tốt. Học sinh lớp 1 không biết đọc chữ nhiều. Vào đầu năm học các em cứ chạy lên hỏi cô là cô viết gì trong tập con, hoặc phải đợi về nhà thì bố mẹ mới đọc cho nghe nếu bố mẹ có thời gian.
Việc nhận xét cũng tốt vì giúp giáo viên quan tâm kĩ hơn đến từng ngày học của học sinh. Con dấu kia thì làm sao phát huy được hết ý đồ mà Bộ GD muốn thay đổi.
Tuy nhiên, tôi mong rằng mọi người sẽ cùng nhau suy nghĩ để giải quyết vấn đề. Làm sao để giáo dục Việt Nam càng ngày càng phát triển, phát triển thật sự!
+ Từ xưa đến nay học sinh đi học cố gắng học bài làm bài để lấy được điểm 10. Bây giờ cải cách không chấm điểm học sinh, làm cho học sinh lơ là không chịu cố gắng, nghĩ cô không chấm điểm nữa thì không cần phấn đấu.
Nên chấm điểm vào tập để học sinh phấn đấu đua nhau lấy điểm 10. Đừng để học sinh trả lời với cha mẹ rằng: ''Cô chẳng có chấm điểm đâu học làm gì, làm đúng cô chẳng chấm điểm 10'' và sẽ lười biếng học hành.
Tổng kết thăm dò tính tới 10g15 ngày 23-10 trên Tuổi Trẻ Online |
[poll width="400px" height="300px"]32[/poll]
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận