Vì sao bồ câu lại biết đưa thư? Điều bí ẩn mà ít người biết đến
Khi chưa có sự ra đời của Internet, trong hàng ngàn năm trước, thư tay từng là phương thức liên lạc thông dụng. Thế hệ trước đã sử dụng bồ câu đưa thư để gửi lời nhắn của mình đến nơi khác. Vậy làm thế nào chim bồ câu có thể đưa thư?
Sử dụng bồ câu đưa thư là cách liên lạc đã có từ thời Ai Cập cổ đại 3000 năm TCN. Trước kia, loài người thuần hóa chim bồ câu núi để dần dần chúng trở thành chim bồ câu nuôi trong nhà. Qua nhiều năm, họ nhận thấy phần lớn chim bồ câu đều biết bay về tổ sau khi kiếm ăn. Đặc tính này chính là mấu chốt giúp bồ câu trở thành "bưu tá viên" thịnh hành lúc đó.
Vậy bồ câu đưa thư bằng cách nào?
Trước tiên phải mang bồ câu đi khỏi nơi ở hàng ngày của chúng. Đến lúc cần truyền tin, người ta sẽ cột thư vào chân bồ câu và thả chim đi. Khi đó, bồ câu sẽ biết đường bay về nhà của mình. Điều này cũng đồng nghĩa, người ở nhà sẽ nhận được tin mà bồ câu mang về. Nói cách khác là bồ câu chỉ có thể đem thư từ một nơi khác về tổ của nó, chứ không thể gửi tới những điểm khác bất kỳ theo ý muốn của con người.
Bồ câu đã dựa vào khả năng khứu giác như một chiếc la bàn, xác định môi trường tự nhiên thân thuộc và những cột mốc ranh giới nhân tạo để nhận biết vùng lãnh thổ gần nhà. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, chim bồ câu có khả năng bắt chước và ghi nhớ rất tốt. Chúng cũng có tốc độ bay đáng nể, trung bình là 80km/h và khi cần vượt thời tiết xấu hoặc bị săn đuổi, chúng có thể đạt vận tốc tối đa lên đến 140- 150km/h.
Bên cạnh đó, nhờ kích thước nhỏ bé và lợi thế bay trên trời nên bồ câu được huấn luyện và sử dụng rộng rãi trong việc vận chuyển thư tín, mệnh lệnh quân sự hơn so với sức người.
Xem thêm: Cách nhận biết và ngăn chặn những số điện thoại lạ, lừa đảo
Xem thêm: 3 cách giúp trẻ thoát hiểm khi bị bỏ quên trên ô tô
Xem thêm: Những ngày tốt trong tháng 6 năm 2024
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận