22/01/2025
THANH VY
và 1 tác giả khác

Tự chế pháo nổ là hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm không những bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn có thể bị xem xét xử lý hình sự.

Trên thực tế, chưa cần tới Tết là đã có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do chế pháo nổ, hay nói đúng hơn là chế những quả bom tử thần, không chỉ là hiểm họa đối với người tạo ra nó, mà còn là mối nguy hiểm khôn lường cho cả gia đình và hàng xóm xung quanh.

Tại Điều 5, chương I, Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có: 

1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

Hành vi tự chế pháo nổ là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Mục 1 Chương II Nghị định 144/2021/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm:

a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

b) Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;

d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;

đ) Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;

g) Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;

h) Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;

i) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.

2. Ngoài ra, người tự chế pháo nổ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 305 Mục 3 Chương XXI Bộ luật Hình sự 2015 (Luật số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015), sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với hành vi tự chế pháo nổ, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1- 20 năm hoặc thậm chí là chung thân, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm. 

Trong thời gian qua liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tâm do tự chế pháo nổ tại nhà. Vì thế mỗi người dân, mỗi gia đình cần nâng cao cảnh giác với pháo nổ, thường xuyên, liên tục nhắc nhở, quản lý, giáo dục để ngăn ngừa con em mình lén lút mua tiền chất thuốc nổ, chế tạo pháo…để đón một cái Tết bình an, hạnh phúc. 

Xem thêm: Chi tiết địa điểm bắn pháo hoa giao thừa Tết Ất Tỵ tại TP.HCM
Xem thêm: Hướng dẫn mua vé đi Metro số 1
Xem thêm: Quên đổi Căn cước công dân hết hạn có bị phạt không?


Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp