Huyết áp cao do đâu, làm sao để phòng tránh?
Tăng huyết áp hiện nay đang dần trở thành một bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng này kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến tim mạch nói riêng và sức khỏe của chúng ta nói chung. Cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân thường gặp có thể khiến huyết áp cao.
1. Ăn nhiều đường
Đây là một trong các nguyên nhân gây tăng huyết áp, đặc biệt đối với những món ngọt được chế biến đặc biệt như siro ngô chứa làm lượng Fructose cao. Theo nghiên cứu, khi ăn nhiều đường thì các con số huyết áp bao gồm cả số tối đa và số tối thiểu đều tăng hơn đáng kể.
2. Ăn mặn nhiều
Khi ta ăn quá mặn thì cơ thể cần phải giữ nước nhiều hơn, chính điều này dẫn đến việc tim và mạch máu bị quá tải. Từ đó làm tăng huyết áp. Việc ăn mặn cộng với lo âu, giận dữ lâu ngày có thể là nguyên nhân gây huyết áp cao tức thời. Nhưng theo thời gian dài cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
3. Sự cô đơn
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng chính cảm giác cô đơn, sự căng thẳng kéo dài có thể khiến huyết áp tăng cao theo thời gian. Huyết áp của những người phải thường xuyên đối mặt với sự cô đơn thường tăng lên hơn 14mmHg. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng chính nỗi sợ bị ruồng bỏ, cảm giác mong muốn được bảo vệ có thể làm thay đổi cách cơ thể chúng ta sinh hoạt hằng ngày, từ đó làm tăng huyết áp.
4. Ăn không đủ kali
Kali là một loại khoáng chất trong cơ thể giúp điều hòa nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan mà đặc biệt là hệ tim mạch. Khi thiếu kali, cơ thể không thể tự điều chỉnh được lượng dịch trong cơ thể, từ đó làm tăng huyết áp. Ta có thể ăn các món như chuối, súp lơ xanh, hạt dẻ hoặc các loại rau có màu xanh để cung cấp kali cho cơ thể.
5. Một số loại thảo dược
Những loại thảo dược như bạch quả, guarana, ma hoàng, nhân sâm… có thể làm tăng huyết áp hoặc làm thay đổi hoạt động của thuốc, kể cả thuốc kiểm soát huyết áp. Bệnh nhân hoặc những người có tiền sử cao huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo dược trên.
6. Khi cơ thể bị mất nước
Khi tình trạng này xảy ra, não của chúng ta sẽ gửi tín hiệu lên tuyến yên để giải phóng các chất hóa học tác động lên mạch máu và khiến mạch máu co lại. Bên cạnh đó, khi mất nước thì thận của chúng ta cũng sẽ giảm bài tiết nước tiểu để giữ nước lại cho cơ thể. Chính những điều này khiến tim phải làm việc "mệt nhọc" hơn, từ đó gây tăng huyết áp.
Vì vậy, ta cần tập lắng nghe cơ thể của chính mình. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thể hiện huyết áp đang tăng cao như thở nông, chảy máu mũi, mắt nhìn mờ… Ta nên tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Điều hòa huyết áp tự nhiên với 5 bài tập thể dục đơn giản
Xem thêm: Chỉ bạn cách xem chỉ số đường huyết với 5 bước đơn giản
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận