20/09/2023

Dù hiện nay hệ thống điện tại nhà đã được bảo vệ khá tốt bằng cầu chì, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi 1 số trường hợp ổ điện bị chập, gây cháy ổ cắm, tủ điện... Trong những trường hợp này cần xử trí như thế nào?

Câu hỏi đến từ bạn đọc: Xin nhờ ông hướng dẫn cách chữa cháy, xử lý khi ổ điện, tủ điện bị chập cháy ạ?

Thiếu tá Nguyễn Danh Luân - cán bộ Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trả lời:

Đối với các ổ điện, tủ điện bị chập xảy ra cháy, các bạn có thể ghi nhớ và làm theo 3 bước đơn giản sau đây:

undefined - Ảnh 1.

Thiếu tá Nguyễn Danh Luân giới thiệu và hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy cầm tay

Bước 1: Phải giữ tâm lý thật bình tĩnh, nhiều người không giữ được bình tĩnh khi đám cháy phát ra từ ổ, tủ điện,.. dẫn đến việc hoảng loạn trong thao tác dập, chữa cháy. Các bạn cứ yên tâm là những ngọn lửa này thường sẽ không bộc phát nhanh và khủng khiếp như những đám cháy có nguồn gốc từ hóa học, chất lỏng gây cháy như xăng, dầu,...

Bước 2: Tìm mọi cách để xác định "gốc lửa", phải xác định được gốc thì mới tập trung chữa cháy nhanh nhất có thể được. Với tủ điện, các bạn có thể dùng các công cụ để phá cửa tủ điện, hộp điện xem nguồn gốc cháy đang từ đâu, bình chữa cháy có phun được vào gốc lửa hay không, nếu không xác định được mà chỉ dập bên ngoài tủ điện, thì gần như không có hiệu quả, thậm chí gây ra các vụ cháy lan, cháy lớn

Bước 3: Sử dụng bình chữa cháy cầm tay, tháo chốt an toàn và thực hiện thao tác phun (xịt) dứt khoát vào gốc lửa - nơi đang chập cháy. Lưu ý với bình chữa cháy cầm tay, chúng ta chỉ có thể phun liên tục từ 8 đến 12 giây là hết nên phải cố gắng phun càng gần nơi đang bốc lửa càng tốt để đám cháy được chấm dứt nhanh gọn.

Bạn đọc có thể xem thêm: Thiết bị ứng phó cháy đắt hàng sau vụ cháy chung cư

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp