23/01/2024

Việc người bán hàng ở quận 5 bất ngờ bị nhánh cây rơi trúng đầu gây tử vong vừa qua khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của đơn vị quản lý khi gặp những trường hợp cây xanh đổ gãy tương tự

Không thể phủ nhận lợi ích của các cây xanh được trồng trong khu vực đô thị ngoài đem lại một không gian xanh, tạo bóng râm thì đây cũng là 1 trong những rủi ro khi có rất nhiều cây già cỗi, mục rỗng bên trong gây nguy hiểm cho người đi đường nếu chẳng may có mưa to, gió giật, sét đánh ... Theo luật sư Huỳnh Văn Nông - Công ty luật TNHH Sông Hậu cho biết hiện nay, tại TP.HCM, hầu hết các cây được giao cho Công ty TNHH MTV công viên cây xanh TP.HCM quản lý. Để trả lời thắc mắc cho các bạn đọc về trách nhiệm của cá nhân, đơn vị, tổ chức quản lý cây khi cây được trồng gây tai nạn cho người khác, chúng ta có thể căn cứu vào những điều luật sau: 

Theo quy định tại các Điều 589, Điều 590, Điều 591 và Điều 604 bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) đã quy định: “Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”. Do đó trường hợp cây gãy đổ thuộc sự quản lý của Công ty TNHH MTV công viên cây xanh TP.HCM thì công ty phải có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại. Trường hợp cây nằm trong các khu dân cư mà chủ đầu tư chưa bàn giao dự án lại cho nhà nước quản lý thì chủ đầu tư các dự án này phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Cụ thể trong trường hợp câu hỏi của bạn đọc và trường hợp vừa xảy ra ở quận 5, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM là đơn vị dịch vụ công ích được UBND TP.HCM giao nhiệm vụ quản lý và chăm sóc cây xanh. Công ty này là đơn vị có trách nhiệm tiến hành chặt, tỉa cành những cây có nguy cơ gãy đổ cao trước mùa thiên tai, mưa bão đến gần; trồng, chăm sóc và quản lý cây xanh ... Vì thế, cơ quan này là đơn vị chịu trách nhiệm trong việc xảy ra sự cố cây xanh gãy nhánh gây tai nạn. Thiệt hại có thể bồi theo hình thức người bị thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường có thể thỏa thuận với nhau về việc bồi thường. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì các bên có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bồi thường theo quy định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù thiệt hại có xảy ra nhưng nạn nhân sẽ không được bồi thường nếu sự cố xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng (Theo khoản 2, Điiều 584, BLDS 2015: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại”)

Nói về "sự kiện bất khả kháng" thì tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 thì sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Nếu lường trước được mà để xảy ra thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm. Tính chất không lường trước được, tính chất không thể tránh được và không thể chống đỡ được phải được xem xét, đánh giá cụ thể trong từng trường hợp. Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể như trên, tuy nhiên thực tế, để xác định như thế nào là một sự kiện là bất khả kháng thì còn nhiều tranh luận.

Việc chủ sở hữu cây xanh chứng minh mình đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, như: kiểm tra, cắt tỉa nhánh cây rộng, hư hỏng, kiểm tra gốc rễ định kỳ đúng quy định và làm đầy đủ trách nhiệm, nhưng sau đó vẫn xảy ra hậu quả thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của bên thứ ba. Đây không phải là “bất khả kháng” để miễn trừ nghĩa vụ bồi thường mà chỉ là tình tiết miễn trừ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 360 tội “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

* Lưu ý: Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo theo dữ kiện được cung cấp, trường hợp cụ thể bạn đọc nên gặp trực tiếp và tham khảo thêm từ luật sư, các chuyên gia luật.

Xem thêm: Đơn vị quản lý lên tiếng về vụ nhánh cây gãy làm chết người ở quận 5

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp