Bông điên điển được xem như một vị thuốc có thể cải thiện sức khỏe
Bông điên điển là thức đặc sản thơm ngon, xuất hiện vào mùa nước nổi chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Không những là nguyên liệu để chế biến các món ăn dân dã đặc sắc, bông điên điển còn được ví như một ‘vị thuốc’ dân gian hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
Theo Đông y, lá, bông của cây điên điển có vị ngọt, đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường, lợi tiểu, thường dùng trong các trường hợp cảm sốt, mất ngủ, táo bón, mụn nhọt. Sau đây là gợi ý những món ăn từ bông điên điển tốt cho sức khỏe.
1. Bông điên điển muối chua giúp nhuận tràng
Bạn rửa sạch bông điên điển, để ráo nước, sau đó cho vào hũ thủy tinh hoặc sành. Dùng phần nước vo gạo, pha một chút muối, rồi đổ ngập vào hũ đựng bông điên điển. Dùng lá chuối hoặc khoai môn đậy miệng bình thật kín. Khoảng 3 ngày sau, bông điên điển chua là có thể ăn được. Món ăn này vừa dễ ăn vừa giúp kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, giải nhiệt.
2. Bông điên điển xào trứng giúp bồi bổ cơ thể
Bông điên điển có tác dụng an thần, kết hợp với trứng chứa nhiều dinh dưỡng càng giúp cải thiện sức khỏe cho người suy nhược.
Trước tiên bạn đập trứng vào tô, thêm gia vị vừa ăn, đánh đều lên. Sau đó cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành, rồi trút bông điên điển vào xào nhanh, tiếp đến cho phần trứng đã chuẩn bị vào xào thơm chín là xong. Món này dùng chung với cơm nóng, có tác dụng giải nhiệt, bồi bổ cơ thể cho những người đang mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi.
3. Canh chua điên điển cá linh giúp thanh mát, lợi tiểu
Bạn sơ chế thật sạch bông điên điển, cá linh và các nguyên liệu nấu canh chua. Sau đó lấy me dằm nát với một ít nước, vớt bỏ hột, lấy phần nước cốt. Bắc nồi lên bếp, phi thơm tỏi và cà chua. Sau đó thêm nước vào đun cho sôi. Nước sôi thì cho nước cốt me, cá linh vào nấu, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng cho các loại rau và bông điên điển vào, tắt bếp là hoàn thành món ăn.
Canh chua cá linh bông điên điển thanh mát, có tác dụng kích thích vị giác, tăng cường đề kháng, giải nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ chữa cảm sốt, ho khan, bứt rứt, táo bón.
Điên điển vốn lành tính nên có thể sử dụng 3- 4 lần một tuần. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng để tránh gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia.
Xem thêm: Cà rốt sẽ 'cực độc' nếu bạn ăn sai cách
Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của đậu bắp mà có thể bạn chưa biết
Xem thêm: Những công dụng tuyệt vời của trái đu đủ mà có thể bạn chưa biết
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận