16/01/2024

TS.BS Nguyễn Kim Chung, Phó khoa Ngoại Thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM sẽ hướng dẫn cụ thể cách sơ cứu khi bị chấn thương đầu và những lưu ý quan trọng khi gặp tai nạn.

Hỏi: Thưa bác sĩ, xin bác sĩ cho biết cách xử trí đúng nhất khi bị chấn thương đầu là như thế nào?

Bác sĩ: Khi xảy ra chấn thương từ tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông… Điều đầu tiên ta cần, nên và phải làm chính là chụp cắt lớp vi tính (chụp CT). Hiện nay, hệ thống CT rất phổ biến, sau một chấn thương dù nhẹ hay nặng cũng nên đến cơ sở y tế gần nhất.

Nếu người bị chấn thương đang không tỉnh táo hoặc không có ý thức thì gia đình nên đưa đến cơ sở gần nhất để kiểm tra, chụp CT rất quan trọng và chỉ có giá trị ngay tại thời điểm chụp. Sau đó, cơ sở y tế sẽ dặn người nhà cách theo dõi bệnh nhân và hướng dẫn cụ thể trong trường hợp nào thì cần phải đến bệnh viện. Ví dụ: khi bệnh nhân nôn ói nhiều, giảm thị giác…

Hỏi: Thưa bác sĩ, tại sao có những trường hợp đã chụp CT rồi nhưng đến khi về nhà thì vẫn xảy ra nhiều vấn đề đáng tiếc?

Bác sĩ: CT này chỉ có giá trị ngay tại thời điểm chụp. Khi về đến nhà, ta vẫn phải tiếp tục theo dõi. Có những trường hợp về nhà sau khi bị chấn thương nhìn bình thường. Nhưng khi bệnh nhân ngủ thì máu lại bắt đầu bị chảy, thường bệnh nhân không để ý đến mà tiếp tục. Vì vậy, khi được đến cơ sở y tế bệnh nhân đã không qua khỏi hoặc sẽ bị rất nặng.

Khi bị chấn thương, bắt buộc phải đến cơ sở y tế. Bản thân người nhà khi thấy bệnh nhân chấn thương nói chung và đặc biệt là bệnh nhân chấn thương vì rượu cần phải chú ý nhiều hơn. Bệnh nhân chấn thương vì rượu rất dễ bị nhầm lẫn giữa hôn mê do rượu và hôn mê do máu cục. Một số bệnh nhân khi uống rượu về bị té xe rồi về nhà ngủ ngay khiến người nhà nghĩ rằng bệnh nhân chỉ đơn giản ngủ vì say rượu. Nhưng có khi sáng hôm sau bệnh nhân lại không qua khỏi.

Hỏi: Có những sai lầm nào thường mắc phải khi sơ cứu nạn nhân chấn thương đầu và nên sơ cứu thế nào là đúng nhất, thưa bác sĩ? 

Bác sĩ: Phần lớn nhiều người thường chú trọng quá vào phần đầu nên lôi bệnh nhân, sốc bệnh nhân lên xe máy, ô tô để đến bệnh viện. Điều này khiến đầu của bệnh nhân chưa bị sao nhưng cổ đã bị gãy, rất nguy hiểm.

Nếu muốn di chuyển bệnh nhân đúng, ta cần phải chuyển bằng ván cứng, cố định đầu và vai bệnh nhân để cổ không bị xục xịch, nếu có sẵn thêm dụng cụ nẹp cổ thì càng tốt. Trong trường hợp không có ván cứng, khi ngồi lên xe máy thì người đưa bệnh nhân đi cần giữ đầu bệnh nhân thẳng với vai, không được để đầu bị lúc lắc, rất nguy hiểm.

Xem thêm: Bác sĩ cảnh báo bệnh thận ở người trẻ, nên làm gì để sớm phát hiện?

Xem thêm: Bác sĩ cảnh báo: Tác hại khi đeo tai nghe thường xuyên

Xem thêm: Quan hệ tình dục đồng giới không an toàn, cảnh báo nguy cơ bị lây nhiễm HIV

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp