Các cầu thủ Nhật vui vẻ sau trận thua Ba Lan 0-1, có vé vào vòng 16 đội - Ảnh: REUTERS
Tối 28-6, khi hai trận đấu cuối của bảng H diễn ra cùng giờ để xác định đội vào vòng 1/8, như bao người châu Á, tôi đã chọn xem và cổ vũ cho đội tuyển Nhật Bản.
Nhưng rồi, đến 15 phút cuối trận đấu này, tôi chuyển kênh qua VTV2, để cổ vũ cho đội bóng đến từ châu Phi là Senegal, vì lúc này đội nữa, thay vào đó họ "đi bộ", "chuyền qua chuyền lại mong hết giờ".
Đó là một trong những hình ảnh cực kỳ xấu xí tại World Cup lần này. Khi một đội bóng vốn được ngợi ca rằng quả cảm lại chọn cách loại đối thủ là Senegal bằng một tư duy phản bóng đá. Và như một bài báo trên Tuổi Trẻ đã phân tích, Nhật Bản đi tiếp vì điểm fair-play nhưng họ đã áp dụng một lối chơi không fair-play chút nào.
Trước đó, ở bảng C, hai đội tuyển cũng có một trận đấu hòa đáng xấu hổ như thế. Khi cả hai chỉ cần hòa là đi tiếp họ đã đá một trấn bóng bằng một thái độ hời hợt, nhạt nhẽo, khiến cho hàng vạn cổ động viên trên khán đài la ó, phản đối, thậm chí đòi lại tiền vé.
Đây chắc chắn là hai trận đấu thiếu cảm xúc, thiếu tình thần fair-play nhất ở World Cup 2018. Phải xem những trận đấu "bóp chết" cảm xúc người hâm mộ như thế, tôi thực sự thấy thất vọng và nghĩ rằng các đội bóng chơi không fair play như trên dù có vào sâu đến đâu cũng không đáng được ca ngợi.
Vì sao ư? Vì họ đang đi ngược lại xu thế tôn vinh bóng đá đẹp của cả thế giới. Vì họ ra sân chơi thứ bóng đá "ru ngủ" vô cùng nhàm chán, với những đường chuyền qua lại ở giữa sân. Vì họ không tôn trọng chính mình và coi thường khán giả để có những toan tính có lợi.
Tôi thấy nhiều người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam vì yêu đội tuyển Nhật Bản mà sẵn sàng "bỏ qua" hành vi xấu xí ở trận đấu đêm qua.
Thậm chí, có người còn ", hay "Fair-play không đồng nghĩa với việc đánh đổi niềm tự hào dân tộc, vinh quang cho đất nước. Nếu fair-play để nhận thất bại thì đáng trách hơn ngàn lần".
Với những cách "yêu thương" như thế, tôi nghĩ đó cũng là một cách cổ xúy cho những điều đi ngược lại tinh thần bóng đá đẹp, cống hiến.
Tôi cũng là người Đông Á, rất yêu đội tuyển Nhật Bản, tôi cũng không đòi hỏi trong trận đấu đó tuyển Nhật phải thể hiện tinh thần "samurai", nhưng cách họ chơi "bóng ma" thì khó mà chấp nhận được. Tôi nhớ là trước đó, ở giải U20 thế giới, các cầu thủ Nhật Bản cũng từng có hành động xấu xí này.
Thử hỏi, với một người hâm mộ bóng đá, dán mắt lên sân cỏ để xem hai đội đá qua đá lại liệu chúng ta có thích không? Và cho dù đó là đội tuyển mình yêu thì những toan tính thực dụng như thế liệu còn là niềm tự hào dân tộc?
Câu trả lời theo tôi là không. Không một khán giả nào muốn xem thứ bóng đá ru ngủ như Pháp và Đan Mạch cả, và cũng chẳng có ai muốn bóng đá trở thành một sân chơi đầy những chiêu trò, tiểu xảo. Lúc đó, bóng đá sẽ mất hết cảm xúc, mà hết cảm xúc thì "món ăn tinh thần" như bóng đá còn lại gì?
Tất nhiên, không thể đòi hỏi một đội bóng chơi cống hiến một cách hồn nhiên được. Bởi bên cạnh bóng đá như bao cuộc chơi khác cần "độ quái" của nó để tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh. Nhưng, mọi thứ cần "đúng và đủ", khi "độ quái" quá liều sẽ giết chết tinh thần cống hiến trong bóng đá.
Xem World Cup thấy những hành vì "kém duyên" như thế, tôi lại nhớ đến sân chơi V-League. Bao năm qua, nạn thi đấu xấu xí, thiếu tinh thần fair play được nhắc đến rất nhiều trên các mặt báo. Và ở V-League năm nay, ban tổ chức còn thưởng nóng những hành động bóng đá đẹp, bên cạnh việc lên án những hành vi xấu.
Tất cả đều vì mục tiêu hướng đến một thứ bóng đá sạch, bóng đá phục vụ cổ động viên, và trở thành món ăn tinh thần đúng nghĩa.
Thế nhưng, dường như cái đẹp được ngợi ca vẫn nằm ở bề nổi. Bóng đá sạch dường như đang trên giấy tờ và lời hô hào. Khi nhìn lại V-League chúng ta vẫn thấy bạo lực, lối đá xấu xí và thậm chí có cả "chuyện đá tình nghĩa giữa các đội bóng chung một ông bầu".
Kể chuyện tây, chuyện ta như thế để biết, cứu cánh của bóng đá là hướng đến một sân chơi cống hiến, tinh thần hào sảng, "sạch" và luôn mang lại cảm xúc đúng nghĩa của nó. Thế nhưng, dường như sự hô hào đó đang nằm trên bàn giấy, khi quan niệm thành tích là tất cả đang dìm tinh thần fair-play xuống đáy.
Nhìn các cầu thủ Nhật Bản "đá ma" trên phần sân nhà hôm qua, nhìn đội tuyển Pháp và Đan Mạch "bắt tay hoà", rồi ngó lại V-League, tôi tự hỏi bóng đá cao thượng đâu rồi?
Và bây giờ, có ai còn nghĩ rằng với bóng đá, trước hết phải là chính nó như vẻ đẹp tột đỉnh mà nó có thể cống hiến.
Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả? Là người yêu bóng đá, bạn nghĩ như thế nào về tinh thần fair-play? Những gì đội tuyển Nhật thể hiện trong 15 phút cuối ở trận gặp Ba Lan là tiêu cực hay đáng trách? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận