25/08/2022 17:00 GMT+7

Vị thế của Phúc Long trong thị trường F&B sau khi “về chung nhà” với Masan

A.Đ
A.Đ

Hậu Covid, chính sách mở cửa kinh tế giúp ngành F&B nhộn nhịp trở lại. Đồng thời, sự bùng nổ đầu tư vào thị trường F&B sẽ là động lực mở ra thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành công nghiệp này.

Vị thế của Phúc Long trong thị trường F&B sau khi “về chung nhà” với Masan - Ảnh 1.

Các cửa hàng Phúc Long flagship là động lực chính cho tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận

Theo dự báo của tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc, ngành F&B Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.

Thị trường F&B nhiều tiềm năng tăng trưởng

Để bắt kịp nhịp hồi phục, các doanh nghiệp F&B đã linh hoạt thích ứng, chuyển đổi số, đồng thời phát triển hình thức phục vụ đa kênh. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với lượng khách hàng lớn và tối đa hóa lợi nhuận, tạo ra sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Đây cũng là nguyên nhân khiến mô hình kiosk hóa các điểm bán trở thành một trong những xu hướng phát triển hàng đầu ngành F&B hiện nay.

Dẫn đầu về tăng trưởng quy mô chính là chuỗi Phúc Long thuộc tập đoàn Masan. Trong chiến lược M&A để phát triển hệ sinh thái: Tiêu dùng - Bán lẻ "Point of Life" của Masan, Phúc Long là một mảnh ghép quan trọng phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho người tiêu dùng Việt.

Tính đến cuối tháng 6-2022, Phúc Long đã sở hữu 971 kiosk được tích hợp vào hệ thống WinMart+ và 74 cửa hàng flagship. Dự kiến từ đây đến cuối năm 2022, Masan đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng thêm 40 - 50 cửa hàng flagship tập trung tại Hà Nội và TP.HCM. Đồng thời, mở mới hàng loạt kiosk, hướng đến chuỗi 2.000 kiosk để củng cố vị thế dẫn đầu.

Vị thế của Phúc Long trong thị trường F&B sau khi “về chung nhà” với Masan - Ảnh 2.

Cửa hàng WinMart+ tích hợp Kiosk Phúc Long

Trước khi về với Masan, Phúc Long là thương hiệu trà và cà phê đình đám lâu đời nhưng lợi nhuận lại khá mỏng. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 năm về với Masan, Phúc Long tăng trưởng mạnh với doanh thu đạt 820 tỷ đồng nhờ hoạt động hiệu quả của các cửa hàng flagship cùng các kiosk tích hợp. Phúc Long nhanh chóng trở thành chuỗi F&B giàu tiềm năng chiếm lĩnh thị trường trong thời gian tới.

Tích hợp Phúc Long vào WinMart+ chính là bước đi chiến lược quan trọng của Masan, góp phần chuyển đổi các siêu thị mini này thành điểm đến cho mọi nhu cầu thiết yếu hàng ngày và mọi lứa tuổi.

Đặc biệt là thế hệ gen Z (1997 - 2012) và Millenials chiếm đến 25% dân số, vốn là đối tượng khách hàng trung thành của Phúc Long và Phúc Long đã sẵn sàng nắm bắt sức tiêu thụ của tầng lớp tiêu dùng mới nổi này tại Việt Nam. Đây cũng là thế hệ có nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngành F&B nhiều nhất, sẵn sàng chi trả cao cho các trải nghiệm tiện lợi, phù hợp với sở thích và khẩu vị cá nhân.

Với tiềm năng dân số trẻ và nhu cầu trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ mới của người tiêu dùng, Masan kỳ vọng Phúc Long sẽ bùng nổ trong thời gian tới và doanh thu chuỗi Phúc Long sẽ đạt 2.500 - 3.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Chú trọng phát triển thương hiệu và sản phẩm

Vị thế của Phúc Long trong thị trường F&B sau khi “về chung nhà” với Masan - Ảnh 3.

Đặt mua trà, cafe với đa dạng sản phẩm Phúc Long qua ứng dụng di động đang được nhiều khách hàng lựa chọn

Với bất kỳ chuỗi F&B nào nói chung, cốt lõi thành công vẫn nằm ở sản phẩm. Điều làm nên sự khác biệt của Phúc Long chính là vị trà đậm, chinh phục cả những khách hàng khó tình và "sành" gu. Bên cạnh những thức uống làm nên thương hiệu của Phúc Long như Trà Sữa Phúc Long, Trà Đào, Trà Thảo Mộc (Lucky Tea), Phúc Long cũng sáng tạo và phát triển thêm menu mới đa dạng, kết hợp các nông sản theo mùa.

Các cửa hàng flagship, các kiosk Phúc Long cũng liên tục "trình làng" các concept và menu mới với các món ăn sáng tiện lợi, giá phải chăng, phù hợp với đa dạng khác hàng ở phân khúc tầm trung.

Đơn cử, đầu tháng 7-2022, Phúc Long đưa vào danh mục thức uống mùa hè món "Trà vải tươi dầm". Thức uống này đã từng ra mắt lần đầu tiên vào mùa hè năm 2021 và nhận được phản hồi rất tích cực từ khách hàng.

Cùng với đó là menu đồ uống G’Day với những món đa dạng như: Hồng Trà Tắc Mật Ong, Hồng Trà Chanh Dây, Ô Long Táo Xanh Nha Đam, Hồng Trà Sữa Ngọc Trai, Ô Long Sữa Ngọc Trai. Ngoài ra, Phúc Long còn ra mắt bộ menu Phúc Long G’Day - "Sáng vui vẻ, cả ngày suôn sẻ" với các món ăn giàu dinh dưỡng và tiện lợi, phù hợp cho dân văn phòng như: Mì Gà Quay Áp Chảo, bánh Hamburger Bò Phô Mai, bánh Mì Nem, bánh Mì Phúc Long, bánh Pure Butte Croissant.

Vị thế của Phúc Long trong thị trường F&B sau khi “về chung nhà” với Masan - Ảnh 4.

Trà Phúc Long đậm vị là thức uống ưa thích của nhiều millennials và genZ

Phúc Long đang thể hiện sức mạnh cộng hưởng, tiềm năng và "sức bật" tốt hơn khi song hành cùng hệ sinh thái Masan. Đây cũng là lý do định giá Phúc Long tăng đều qua mỗi lần được Masan rót vốn.

Cụ thể vào tháng 5-2021, The Sherpa - một công ty thành viên thuộc tập đoàn Masan đã đầu tư 15 triệu USD mua 20% cổ phần Phúc Long Heritage, tương đương định giá 75 triệu USD.

Tháng 2-2022, Masan chi thêm 110 triệu USD vào Phúc Long, mua 31% cổ phần Phúc Long Heritage tương đương định giá 355 triệu USD. Ngày 1-8-2022 mới đây, The Sherpa tiếp tục chi 155 triệu USD mua 34% cổ phần Phúc Long, tương đương định giá 455 triệu USD, nâng tổng tỉ lệ sở hữu của Masan tại Phúc Long lên 85%.

Trong "cuộc chiến" cạnh tranh thị phần ngày càng khốc liệt của thị trường F&B, nguồn vốn "khủng" và chiến lược điều hành bài bản từ Masan chính là động lực cần thiết để thương hiệu trà và café của Việt Nam bứt phá trong giai đoạn sắp tới.

A.Đ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp