10/05/2024 11:30 GMT+7

Vì sao Vietnam Airlines không muốn sang nhà ga T3 mới?

Trong lúc nhà ga T3 Tân Sơn Nhất xây dựng mới gần 11.000 tỉ đồng và đưa vào khai thác tháng 4-2025, Vietnam Airlines bất ngờ đề xuất giữ nguyên hoạt động khai thác của hãng tại nhà ga T1. Hãng chưa muốn sang nhà ga mới do tăng chi phí.

Hành khách làm thủ tục chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines tại nhà ga T1 Tân Sơn Nhất - Ảnh: CÔNG TRUNG

Hành khách làm thủ tục chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines tại nhà ga T1 Tân Sơn Nhất - Ảnh: CÔNG TRUNG

Nguồn tin Tuổi Trẻ Online, đề xuất bất ngờ của Vietnam Airlines, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV và các bên liên quan sẽ tiến hành cuộc họp, làm rõ các vướng mắc mà Vietnam Airlines nêu ra.

Vietnam Airlines chưa muốn sang nhà ga T3 mới 11.000 tỉ ở Tân Sơn Nhất, vì sao?

Vietnam Airlines muốn duy trì hoạt động ở nhà ga cũ, vì sao?

Hiện nay, Tân Sơn Nhất có hai nhà ga cũ gồm T1 ga quốc nội và T2 ga quốc tế. Năng lực khai thác đã quá tải, ACV tiếp tục xây dựng nhà ga T3 mới với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỉ đồng, dự kiến đưa vào khai thác cuối tháng 4-2025.

Khi hình thành, nhà ga T3 đảm bảo công suất khai thác 20 triệu hành khách/năm, nâng công suất khai thác sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm.

Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco) đang sử dụng nhà ga T1 cho các chuyến bay nội địa và chuyến bay quốc tế ở nhà ga T2 Tân Sơn Nhất.

Tuy nhiên, ông Lê Hồng Hà - tổng giám đốc Vietnam Airlines - nêu trong văn bản gửi ACV đề xuất hãng sẽ ở lại khai thác tại nhà ga T1, tức là nhà ga cũ hiện hữu.

Theo lý giải của hãng, Vietnam Airlines Group có liên danh, liên kết sâu rộng về mạng bay, bao gồm sản phẩm của cả ba hãng gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco kết hợp cùng đối tác liên minh Skyteam, liên doanh song phương nước ngoài, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và góp phần gia tăng hoạt động khai thác của hãng tại Tân Sơn Nhất.

Phương án khai thác các hãng thuộc Vietnam Airlines cùng một khu vực, theo Vietnam Airlines là tốt cho khách hàng, tối ưu chi phí.

Vietnam Airlines bày tỏ lo ngại với nhà ga mới T3 cùng với chi phí đầu tư phương tiện, thiết bị và chi phí vận hành khai thác, nhân lực bị tăng cao, khả năng giảm doanh thu do ảnh hưởng đến sản phẩm nối chuyến. Từ đó, chi phí khai thác của hãng "sẽ tăng rất lớn".

Vì vậy, Vietnam Airlines muốn ở lại nhà ga T1, đồng thời đề xuất ACV chia sẻ phối hợp định hướng khai thác, kế hoạch sửa chữa nhà ga T1, kế hoạch sử dụng nhà ga T2 trong tổng thể chung khai thác tại hai sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành.

Sẽ họp thống nhất với Vietnam Airlines

Xác nhận với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo ACV đã nhận thông tin đề xuất vào cuối tháng 4-2024 của Vietnam Airlines về nội dung mong muốn ở lại nhà ga T1 Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, đây là đề xuất từ phía hãng. ACV sẽ có cuộc trao đổi và thống nhất với Vietnam Airlines.

Thông tin hãng lo tăng chi phí và chưa tối ưu khai thác sản phẩm nối chuyến khi chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, ACV cho rằng hãng phản ánh chưa hợp lý.

Nhà ga T3 là công trình trọng điểm quốc gia và đang vượt tiến độ đưa vào khai thác vào 30-4-2025. Các hãng bay khai thác ở nhà ga mới này dự kiến là Vietnam Airlines, Vietjet...

Khách nối chuyến giữa T2 (quốc tế) và T3 (nội địa), ACV khẳng định đã tính toán phương án khách di chuyển nhanh chóng. Cụ thể, ACV bố trí xe buýt trung chuyển miễn phí, thời gian di chuyển giữa hai nhà ga cho khách nối chuyến từ 10-15 phút.

Pacific Airlines không còn máy bay, chờ Vietnam Airlines hỗ trợPacific Airlines không còn máy bay, chờ Vietnam Airlines hỗ trợ

Nguồn tin Tuổi Trẻ Online xác nhận Pacific Airlines đang tạm ngưng khai thác đội bay của hãng, thay vào đó sẽ chờ công ty 'mẹ' là Vietnam Airlines đưa tàu bay sang nhằm duy trì hoạt động. Hành khách bị ảnh hưởng, xử lý thế nào?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp